Học tập đạo đức HCM

Anh nông dân Thủ đô thu lãi tiền tỷ nhờ nuôi gà an toàn sinh học

Thứ ba - 10/03/2015 21:45
"Nhờ chăn nuôi theo phương pháp an toàn sinh học, hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường, tỷ lệ hao hụt vật nuôi thấp, dịch bệnh chưa từng xảy ra ở trang trại giúp gia đình tôi thu lãi gần tỷ đồng mỗi năm", anh Nguyễn Đức Lập (thôn Đoài, xã Kim Nỗ, huyện Đông Anh, Hà Nội) chia sẻ.

Anh nông dân mê gà

Nói về cơ duyên đến với nghề nuôi gà, anh Lập cho hay: Thời gian trước đây anh làm công nhân tại trại gà Phúc Thịnh (huyện Đông Anh), ngày ngày được tiếp xúc với gà nên anh rất mê gà.

Khi đã lập gia đình, thấy làm công nhân trong trại gà thu nhập thấp và không có tương lai lâu dài, vợ chồng anh quyết định xin thôi việc.

Tích góp được ít vốn, anh Lập đầu tư xây dựng chuồng trại. Thời gian đầu, anh mua 500 gà bố mẹ giống Ai Cập về nuôi thử nghiệm. Làm công nhân trong trại gà nên anh Lập nắm chắc kỹ thuật nuôi và cách phòng dịch cho gà, nên ngay năm đầu tiên nuôi, anh đã thành công, thu về hơn 50 triệu đồng tiền lãi.

Anh Nguyễn Đức Lập thu lãi gần tỷ đồng mỗi năm nhờ mô hình trang trại gà Ai Cập.

Có vốn, anh mở rộng diện tích chuồng trại, tăng quy mô đàn gà. Cùng với nuôi gà đẻ trứng, anh xây thêm lò ấp trứng để kinh doanh gà giống.

Với diện tích trên 5000m2, hiện gia đình anh Lập nuôi tới hơn một vạn gà gồm 3000 gà ta bố mẹ thịt, và 8000 gà Ai Cập. Ngoài ra, gia đình anh còn thuê thêm 2 hộ khác nuôi gia công với số lượng khá lớn khoảng 3.500 con. Mạnh dạn đầu tư 6 lò ấp trứng và kho lạnh được đặt ngay tại nhà, trang trại gà của anh Lập tạo điều kiện cho 4 công nhân có việc làm với thu nhập ổn định.

Sản phẩm trứng và gà giống Ai Cập của anh không chỉ nổi tiếng ở miền Bắc, mà trên khắp cả nước. Hiện thu nhập một tháng của anh chị khoảng từ 200-300 triệu đồng. Trừ chi phí, số tiền anh chị thu về khoảng 70-80 triệu đồng tiền lãi.

Thuận vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn

Không chỉ anh Lập có niềm đam mê với gà mà vợ anh, chị Hương cũng cùng chung chí hướng với chồng. Được biết, chị Hương là kỹ sư trong việc chăn nuôi gà theo mô hình an toàn sinh học. Những kỹ thuật về chăn nuôi an toàn sinh học chị đều nắm rất chắc và cùng anh xây dựng cơ ngơi.

Về mô hình chăn nuôi gà trên nền chuồng đệm lót sinh học, chị Hương cho biết: "Đây là mô hình phù hợp với phát triển chăn nuôi theo hướng nông nghiệp sạch, phát triển bền vững. Đặc biệt là trong điều kiện hiện nay, khi diện tích đất cho phát triển chăn nuôi gia trại và trang trại đang gặp khó khăn, nhất  là đối với các nơi tập trung dân cư đông đúc".

 

 
Anh Lập cẩn thận tiêm phòng bệnh cho từng chú gà con khi mới một ngày tuổi.

 Việc ứng dụng công nghệ đệm lót sinh thái bằng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi gà an toàn sinh học và chăn nuôi heo đảm bảo vệ sinh môi trường góp phần đáng kể hạn chế ô nhiễm môi trường, đảm bảo an toàn dịch bệnh, nâng cao chất lượng sản phẩm. Hơn nữa, đây là mô hình dễ ứng dụng, vốn đầu tư không cao, thực hiện trong thời gian ngắn nhưng hiệu quả kinh tế mang lại khá cao cho người chăn nuôi.

Đệm lót trong mô hình chăn nuôi này được hình thành như sau: Ban đầu, người chăn nuôi rải đều lớp trấu dày từ 10-15 cm lên nền chuồng, sau đó thả gà vào nuôi. Sau một thời gian quan sát trên bề mặt chuồng thấy phân rải kín, người chăn nuôi dùng cào cào lớp mặt đệm lót cho tơi xốp. Lấy 2 kg chế phẩm men đã ủ, rãi đều lên toàn bộ bề mặt đệm lót. Tiếp theo dùng tay xoa trên bề mặt để men được phân tán đều khắp.

Trước đây, khi nuôi bằng cách truyền thống thì gà rất dễ bị bệnh về đường hô hấp và đường ruột, tỷ lệ hao hụt cao, gà tăng trọng thấp, nhất là mùi hôi thối từ chất thải không những gây ô nhiễm môi trường mà ảnh hưởng đến cuộc sống của bà con xung quanh. Nhưng khi thực hiện mô hình đệm lót sinh học thì tình trạng này được cải thiện đáng kể, đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp không thấy biểu hiện, gà tăng trọng nhanh, độ đồng đều cao, vấn đề môi trường được giải quyết một cách cơ bản, không còn mùi hôi thối... Anh Lập hồ hởi chia sẻ: “Phải nói gần chục năm gắn bó với nghề chăn nuôi gà, tôi chưa từng gặp thất bại, cứ nuôi năm nào là thắng năm đó”.

Mong muốn và trăn trở của người chăn nuôi

Anh Lập cho biết, nuôi gà lỗ hay lãi phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ rất nhiều. Có những khoảng thời gian, nhu cầu mua thịt gà giảm sút, giá gà bán rẻ như cho, kéo theo trứng cũng không bán được. Một trong những lý do dẫn đến thị trường gia cầm trong nước giảm sức mua chính là gia cầm nhập lậu từ Trung Quốc vào thị trường nội địa với số lượng lớn và giá thành rất rẻ. Nguồn gà nhập lậu này khiến nông dân nuôi gà thịt trong nước thường xuyên phải đối mặt với rủi ro về đầu ra cho sản phẩm. Bởi vậy, anh Lập rất mong muốn các cơ quan trong ngành quan tâm đến vấn đề này, ngăn cấm nhập lậu gà để người nông dân trong nước có cơ hội được phát triển nhiều hơn nữa.

Theo danviet.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập375
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm372
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại801,686
  • Tổng lượt truy cập90,865,079
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây