Hơn 5 năm là Chủ tịch Hội Nông dân xã Hàm Tử, điều khiến anh Thế quan tâm nhất là tìm giải pháp để giúp hội viên nông dân phát triển kinh tế, giảm nghèo, từng bước vươn lên làm giàu chính đáng.
Đến nay, 100% hội viên nông dân với 100% diện tích đất nông nghiệp của xã đã được chuyển đổi sang trồng các loại cây ăn quả (trong đó 90% diện tích trồng nhãn với trên 500ha). Tháng 3.2014, Hội Nông dân xã thành lập tổ hợp tác sản xuất và nâng cao chất lượng nhãn chín muộn Hàm Tử. Đến nay, tổ hợp tác đã có gần 200 hội viên tham gia với diện tích nhãn trên 100ha, trong đó có 10,8ha nhãn được cấp mã vùng xuất khẩu sang Mỹ. Để đáp ứng yêu cầu khắt khe của thị trường trong nước và quốc tế, hướng đến sản xuất chuyên canh, chất lượng cao, anh Thế chỉ đạo Hội Nông dân xã tích cực phối hợp với các hội, đoàn thể khác tập trung tuyên truyền, chuyển giao khoa học kỹ thuật trồng và chăm sóc nhãn cho nông dân, từng bước thay đổi tư duy sản xuất truyền thống của nông dân để chủ động mùa vụ, nâng cao năng suất, chất lượng nhãn.
Nhờ vậy, năm nay, toàn xã thu được khoảng 1.600 tấn nhãn quả, mang lại doanh thu trên 32 tỷ đồng, trở thành cây trồng chủ lực của nông dân trong xã.
Anh Nguyễn Văn Thế (người thứ 2 từ phải sang) đang giới thiệu về nhãn chín muộn Hàm Tử
Không chỉ tích cực trong công tác hội, anh Thế còn gương mẫu đi đầu trong phát triển kinh tế gia đình. Từ 2 cây nhãn Miền Thiết và Thế Thương của gia đình được Sở Khoa học và Công nghệ công nhận là cây nhãn đầu dòng, năm 2000, anh bắt đầu nhân rộng diện tích trồng nhãn lên 1 mẫu. Đến nay anh có trên 10 mẫu ruộng trồng nhãn, trong đó giống nhãn Miền Thiết chiếm 80% diện tích, giống nhãn Thế Thương chiếm 5% diện tích, còn lại là các giống nhãn khác. Vụ nhãn năm nay anh thu được trên 50 tấn quả, mang lại thu nhập khoảng 1,1 tỷ đồng.
Là người có kinh nghiệm trồng nhãn lâu năm lại là Chủ tịch Hội Nông dân xã, anh Thế luôn đi đầu áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào trồng và chăm sóc nhãn tại vườn của gia đình, thấy hiệu quả thì tuyên truyền, phổ biến đến các hội viên khác. Hiện nay, gia đình anh có 6 mẫu nhãn được cấp giấy chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap. Anh Thế cho biết: “để sản xuất thực phẩm an toàn, nông dân phải chú ý trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho cây nhãn, thực hiện theo nguyên tắc “4 đúng” (đúng thuốc, đùng liều lượng, đúng cách, đúng thời điểm). Về phân bón thì ưu tiên sử dụng các loại phân hữu cơ như tro bếp, phân chuồng ủ hoai mục, ngô, đỗ ngâm… từng bước thay thế phân bón hóa học để cải tạo đất, bền cây…”.
Ngoài diện tích nhãn thương phẩm, anh còn trồng 700 – 800 cây bưởi Diễn và 5 – 7 sào chuyên trồng cây nhãn, bưởi giống. Mỗi năm anh xuất bán được 6.000 – 7.000 cây giống với giá từ 30.000 đồng trở lên. Từ trang trại cây ăn quả, cây giống của mình, mỗi năm anh thu về khoảng 2,5 tỷ đồng, trừ mọi chi phí cho lãi trên 1 tỷ đồng. Trang trại của anh tạo việc làm thường xuyên cho 5 – 7 lao động với mức lương từ 3,5 triệu đồng/người/tháng.
Đúc kết kinh nghiệm trồng nhãn trong nhiều năm, sáng kiến “Sản xuất và nâng cao chất lượng nhãn chín muộn Hàm Tử” của anh giành Giải Nhì toàn quốc cuộc thi Sáng kiến nhà nông do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức.
Với những nỗ lực của mình trong công tác Hội Nông dân và phát triển kinh tế gia đình, ngày 14.10 vừa qua, anh Thế vinh dự trở thành nông dân duy nhất của tỉnh Hưng Yên được trao danh hiệu “Nông dân xuất sắc năm 2015” do Trung ương Hội Nông dân tổ chức.
Theo danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã