Điển hình là xã Phú Hòa, những năm trước đây nhiều diện tích canh tác của xã vốn là vùng đất trũng như khu đất bãi Tỳ Bà với diện tích lên đến 65 ha thuộc 4 thôn: Hương Chi, Ngọc Thượng, Bà Khê, Tỳ Điện hằng năm chỉ cấy được một vụ lúa, vụ còn lại không hiệu quả với năng suất trung bình chỉ đạt 30 - 40 tạ/ha. Từ năm 2000 trở lại đây, thực hiện chủ trương của huyện, xã đã chỉ đạo thực hiện chuyển dịch ao hồ, ruộng trũng, đầm bãi cấy lúa không hiệu quả sang nuôi thủy sản. Nhiều hộ đã mạnh dạn nhận đấu thầu đất bãi quy hoạch thành các mô hình kinh tế chăn nuôi kết hợp với nuôi trồng thủy sản. Chỉ trong năm 2001, toàn xã chuyển dịch được 65 ha ruộng trũng sang nuôi trồng thủy sản, nâng tổng diện tích mặt nước khai thác nuôi trồng thủy sản lên hơn 200 ha, với giá trị thu nhập trung bình cao gấp 2 - 2,5 lần so với cấy lúa.
Nuôi cá lăng ở tỉnh mang lại hiệu quả cao - Ảnh: CTV
Huyện Lương Tài đã triển khai nhiều biện pháp tạo điều kiện thuận lợi để giúp người dân chuyển dịch như: đầu tư xây dựng giao thông, điện lưới tới các khu chuyển dịch; chỉ đạo các ngành, đoàn thể chủ động phối hợp với cơ quan chuyên môn mở các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về lĩnh vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; tạo nguồn vốn vay ưu đãi cho các hộ vùng chuyển dịch…
Đến nay, toàn huyện có hơn 1.350 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản, trong đó hơn 800 ha chuyển đổi, sản lượng thủy sản mỗi năm ước đạt hơn 9.000 tấn, cho thu nhập trung bình 130 - 150 triệu đồng/ha.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã