Học tập đạo đức HCM

Bậc tài sản xuất lươn giống miền Tây

Thứ sáu - 27/02/2015 06:04
Nhờ nắm chắc kỹ thuật, nhạy bén với thời cuộc nên mô hình sản xuất lươn giống của ông Huỳnh Văn Ri, (tên thường gọi Hai Ri, ấp Long Công, xã Phú Lộc, Tam Bình, Vĩnh Long) vang danh khắp xứ miền Tây. Lươn giống của ông được nhiều người trong nước, kể cả nước ngoài tìm mua. Hàng năm, ông thu lợi hàng tỷ đồng.

Nặng nợ với con lươn

“Ngay từ lúc 14 tuổi, tôi đã ra đồng cùng với gia đình để bắt lươn về nấu canh chua hoặc kho ăn với cơm. Vì thịt lươn ngon không thua gì các loại hải sản nên tôi đã bắt đầu đam mê, tìm hiểu tập quán sinh sống, dòng đời cũng như cách sinh sản, tồn tại của loại con này” – ông Hai Ri chia sẻ.

 


Ông Hai Ri bên mô hình nuôi lươn của mình.      

Đến năm 2008, ông Hai Ri đã bắt đầu đầu tư vào công việc nuôi lươn thịt và mơ ước sẽ sản xuất được lươn giống. Công việc ông làm đầu tiên là tự đi bắt các con lươn nhỏ ở ngoài đồng ruộng về để vào bể nuôi và cũng tự đi bắt ốc, các loại phế phẩm về cho lươn ăn. Việc làm này vô cùng khó khăn do lươn ngoài đồng sống trong môi trường tự nhiên sẽ khó thích ứng, chậm ăn và kém phát triển trong môi trường nuôi nhốt. Thế nhưng, với các kiến thức đã có cộng thêm lòng kiên trì, ông Hai Ri đã thành công trong việc “thuần hóa” lươn đồng, số lượng lươn con trên dần phát triển tốt. 

Do điều kiện kinh tế gia đình còn khó khăn nên ông Hai Ri đầu tư ban đầu chỉ có 3 bể nuôi thô sơ. Thời điểm đó, kỹ thuật cho lươn mẹ đẻ, chăm sóc lươn con của ông còn hạn chế nên tỷ lệ hao hụt rất lớn. Rút kinh nghiệm trên, ông Hai Ri tiếp tục cải tiến cách làm cho phù hợp hơn, dùng hết số vốn gia đình có để đầu tư bể nuôi. Những bể nuôi lươn của ông chủ yếu đặt ở nơi đất cao gần cạnh nhà, nguồn nước phong phú và có sử dụng bạt chứa nước, bùn, lục bình và một số loại rau để tạo môi trường gần sống với tự nhiên. Chiều cao mỗi bể từ 1-1,3m, mực nước trong bể trung bình từ 20-30cm.

Thu lợi tiền tỷ

Không phụ lòng kiên trì, trong năm 2009, ông Hai Ri thu hoạch được 10.000 con lươn giống. Đến năm 2013, ông đã phát triển được 30 bể kiên cố trên diện tích 2.000m2 và năm đó ông bán được 300.000 lươn giống, thu lời hơn 1 tỷ đồng. Kế hoạch năm 2015, ông Hai Ri sẽ xuất bán từ 500.000- 800.000 con lươn giống, lời khoảng 1,5 tỷ đồng.

Lươn giống của ông Hai Ri đã xuất bán ra hầu hết các tỉnh, thành trong cả nước. Năm 2013, ông xuất ra miền Bắc khoảng 80.000 con, miền Trung 20.000 con, còn lại là các địa phương trong vùng. Trong 2 năm qua, cũng có nhiều người ở Nhật và Hàn Quốc đến đăng ký mua nhưng ông chưa ký hợp đồng vì số lượng giống không đủ đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Ông Hai Ri khoe: “Hiện tôi đang mở rộng thêm quy mô, 3 con của tôi đã học hỏi từ kinh nghiệm của cha, theo nghề sản xuất lươn giống. Năm 2013, mỗi người con của tôi đã xuất bán được khoảng 30.000 con lươn giống và mỗi đứa cũng đang phát triển thêm khoảng 20 bể nuôi. Con trai út đang học đại học ngành thủy sản để phụ giúp tôi về sau”.

Không những giúp cho người dân trong tỉnh, ông Hai Ri còn bán lươn giống giá rẻ cho người dân nghèo ở nhiều địa phương khác trong vùng ĐSBCL và sẵn sàng đi đến địa phương đó giới thiệu về cách chăm sóc, sản xuất lươn thịt.

Hiện nay, ông Hai Ri cũng thuê nhiều người nghèo ở địa phương kiếm thức ăn cho lươn, qua đó, giúp địa phương giải quyết được phần nào số lao động nhàn rỗi. Để nâng cao hiểu biết và tìm hướng đi cho sản phẩm, ông Hai Ri còn chủ động tham gia hội thảo, tọa đàm về sản xuất nông nghiệp ở các địa phương trong vùng.

  Với những thành tích đạt được và những đóng góp trên, giữa tháng 7.2014, Bộ LĐTBXH tặng bằng khen cho ông Hai Ri vì “Đã có công tiêu biểu khắc phục khó khăn vươn lên đạt thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất năm 2014”. Trước đó, nhiều năm liên tiếp, ông Hai Ri cũng nhận được bằng khen của Ban Chấp hành T.Ư Hội ND Việt Nam vì “Đã có thành tích xuất sắc trong công tác xây dựng hội và phong trào nông dân”… 
Theo danviet.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập410
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại858,922
  • Tổng lượt truy cập92,032,651
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây