Nằm ở khu vực giáp giới giữa huyện Văn Chấn và huyện Mù Cang Chải của tỉnh Yên Bái, đèo Khau Phạ đi qua nhiều địa danh nổi tiếng về du lịch của tỉnh Yên Bái như: La Pán Tẩn, Mù Cang Chải, Tú Lệ, Chế Cu Nha, Nậm Có… ở độ cao trung bình từ 1.200m đến 1.500m so với mực nước biển. Do đèo luôn có mây mù bao phủ, đỉnh núi cao 2.088 mét như nhô lên trên biển mây, nên đồng bào dân tộc Thái xưa kia gọi là "Khau Phạ", dịch ra tiếng Kinh có nghĩa là "Sừng trời".
Khi nhiệt độ xuống thấp, trên đỉnh đèo thường xuất hiện băng, tuyết. Việc đi lại qua con đèo này gặp nhiều khó khăn.
Băng, tuyết xuất hiện từ 2 ngày hôm nay. Cây cối trên đỉnh đèo Khau Phạ bị phủ trắng một màu băng. Không gian, cảnh vật thật tráng lệ hút khách hiếu kỳ. Nhưng đối với nông dân cảnh giá rét, băng tuyết là nỗi sợ bởi ảnh hưởng đến sức khỏe của người già, trẻ nhỏ và đàn gia súc. (ảnh Trịnh Tuân).
Nhiều người hiếu kỳ trước cảnh băng tuyết đã tranh thủ lên đỉnh đèo Khau Phạ xem băng tuyết và không quên chụp những tấm ảnh kỷ niệm. (ảnh Khải Đá Cảnh).
Nước trong xô, thùng, chậu để trong nhà cũng bị đóng 1 lớp băng dày, cứng. Muốn lấy nước phải dùng vật cứng đập vỡ lớp băng mới múc được.
Cây cối 2 bên đường lối lên đỉnh đèo Khau Phạ quanh co, uốn khúc đã bị lớp băng mỏng bao phủ.
Theo Xuân Tuấn (danviet.vn)
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới
Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố