Học tập đạo đức HCM

Bắt đất “nghèo” nuôi cây cho nông dân làm giàu

Chủ nhật - 11/11/2018 09:25
Không chịu “bó tay” với những hạn chế của đất canh tác tại địa phương, Hội Nông dân thị trấn Tân Minh, huyện Hàm Tân (Bình Thuận) đã tích cực tìm nhiều giải pháp để giúp nông dân địa phương chinh phục vùng đất khô cằn thành một vùng đất trồng cây ăn trái hiệu quả kinh tế cao theo hướng hữu cơ bền vững.

Thị trấn Tân Minh gần đây nổi lên như một “tiểu khu” cây ăn trái của huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận. Với vị trí thuận lợi là nguồn nước tưới từ hệ thống sông Dinh, khu vực này đã hình thành những vườn cây ăn trái với quy mô không hề nhỏ. Các loại cây ăn trái phổ biến ở đây là cam, quýt đường, nhãn, xoài, ổi.

Trước đây, khu vực này được biết đến là một vùng đất khô cằn, quanh năm nắng gió, đất đai lại không được bằng phẳng, nhiều sỏi đá, thường bị thiếu nước tưới vào mùa khô nên nông dân gặp nhiều khó khăn trong quá trình canh tác, chủng loại cây trồng cũng không đa dạng.

Để khắc phục, tận dụng tối đa tiềm năng sản xuất nông nghiệp tại địa phương, Hội Nông dân Tân Minh đã phối hợp cùng các cơ quan ban ngành địa phương tìm hiểu, đưa ra nhiều giải pháp kỹ thuật nhằm giúp các hội viên nông dân cải thiện những hạn chế trên, nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân.

 bat dat “ngheo” nuoi cay cho nong dan lam giau hinh anh 1

Hội Nông dân Tân Minh và ông Nguyễn Hữu Trúc, giảng viên khoa nông học, trường Đại học Nông Lâm TP.HCM khảo sát vườn cây ăn trái của nông dân tại thị trấn Tân Minh. Ảnh: HQ

Ông Đặng Xuân Hiền, Chủ tịch HND thị trấn Tân Minh, Hàm Tân cho biết: “Khu vực này trước đây bà con chủ yếu trồng mía, khoai mì, thời gian gần đây mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng có hiệu quả, các loại cây ăn trái trồng tại địa phương có năng suất và phẩm chất tốt. Hội đã chủ động tìm các loại giống cây trồng mới để bà con trồng thử. Bên cạnh đó, Hội cũng chủ động phối hợp với các doanh nghiệp, Viện nghiên cứu, trường Đại học để tìm hiểu, hướng dẫn bà con các biện pháp kỹ thuật canh tác mới, theo hướng an toàn, bền vững và phù hợp với thực tế địa phương”.

 bat dat “ngheo” nuoi cay cho nong dan lam giau hinh anh 2

Hội viên nông dân thị trấn Tân Minh trong buổi Hội thảo sáng 9.11 về các biện pháp sử dụng phân hữu cơ cải tạo, phục hồi đất, nâng cao năng suất, chất lượng nông sản. Ảnh: HQ

Cũng theo ông Hiền, với thực trạng đất canh tác tại địa phương khá đặc thù, cần bổ sung nguồn hữu cơ để tăng độ màu mỡ, tăng khả năng giữ nước, giữ ẩm cho đất, đảm bảo chất lượng nông sản theo hướng an toàn và từng bước cắt giảm việc lạm dụng các loại phân hóa học gây tác động không tốt tới môi trường đất cũng như chất lượng nông sản. Hội ND thị trấn đã cùng các nhà khoa học, các doanh nghiệp phân bón uy tín về khảo sát, tiến hành các thí nghiệm tại địa phương để có thể ứng dụng các sản phẩm hữu cơ vào trong sản xuất, cải tạo và phục hồi những vùng đất cằn, canh tác kém hiệu quả từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân.

 bat dat “ngheo” nuoi cay cho nong dan lam giau hinh anh 3

Ông Nguyễn Hữu Thọ, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Nông dân, Nông thôn - Trung ương Hội ND VN cùng Đoàn khảo sát, thí nghiệm các loại phân hữu cơ cho cây ăn trái tại ấp Cây Cày, Thị trấn Tân Minh do công ty TNHH SX-TM Ba Con Rồng phối hợp cùng Hội ND Tân Minh thực hiện. Ảnh: HQ

Theo ông Nguyễn Văn Lượng, nông dân tiêu biểu toàn quốc 2018, người đang sở hữu hơn 7 ha đất trồng các loại cây ăn trái tại địa phương cho biết: “Trước đây, khu vực này bị thiếu nước, mùa khô thì nước sông cạn, tôi phải khoan thêm giếng, ban đầu thì cây còn nhỏ, cũng tạm đủ, nhưng lúc cây lớn hơn, nhu cầu nước nhiều lại bị thiếu, đất ở đây khô, giữ ẩm không tốt, được sự hướng dẫn của Hội ND địa phương trong việc tăng cường sử dụng các loại phân hữu cơ đã khắc phục và phát huy hiệu quả rõ rệt, vườn cây của tôi giảm sử dụng phân hóa học, đất cũng giữ nước tốt hơn, nâng suất và chất lượng trái cây cũng tốt hơn hẳn”.

Theo danviet.vn

 

 

 
 
 
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập297
  • Hôm nay78,693
  • Tháng hiện tại783,806
  • Tổng lượt truy cập90,847,199
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây