Học tập đạo đức HCM

Bỏ lúa trồng rau, thu nhập 270 triệu đồng/ha

Thứ hai - 28/03/2016 21:42
Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả sang các loại cây trồng khác, nhằm nâng cao giá trị kinh tế, tăng thu nhập cho người nông dân (ND) là yêu cầu bức thiết trong điều kiện thời tiết thay đổi bất thường hiện nay.

ND xã Hòa Khương chuyển từ độc canh lúa sang trồng rau quả an toàn nâng cao thu nhập. Ảnh: Đ.B

Xuất phát từ nhu cầu đó, từ vụ hè thu 2015, Hội ND xã Hoà Khương, huyện Hoà Vang (TP.Đà Nẵng) và Trung tâm Khuyến ngư, nông, lâm thành phố đã vận động 10 hộ ND chuyển đổi diện tích 2ha sản xuất lúa kém hiệu quả sang trồng rau ăn quả theo hướng an toàn. Mô hình được triển khai tại vùng rau Phú Sơn Nam, xã Hoà Khương. Thông qua mô hình chuyển đổi, Hội ND huyện đã giúp bà con ND phát triển kinh tế nông nghiệp, cải thiện thu nhập.
Qua 2 vụ sản xuất (vụ hè thu 2015; vụ đông xuân 2015-2016), bà con ND Phú Sơn Nam đã chuyển đổi từ lúa sang trồng các loại rau, quả như khổ qua, dưa leo, bí đao, đậu tây…Theo đó, thu nhập trên 1 diện tích canh tác đã tăng rõ rệt so với trước kia độc canh cây lúa. Qua đánh giá sơ kết, các loại rau ăn quả đã mang lại hiệu quả kinh tế trên cùng 1 diện tích cao hơn so với trồng lúa từ 5-10 lần. Nhờ chuyển đổi linh hoạt và nắm bắt tình hình thị trường của ND, nhiều diện tích bước đầu cho thu nhập khoảng 10 triệu đồng/sào (270 triệu đồng/ha).
Theo ông Nguyễn Lương Bảy, hội viên ND xã Hoà Khương, làm rau tốn công và khó hơn lúa nhưng thu nhập cao hơn nhiều. Ông Bảy thổ lộ: “Vụ tết vừa rồi tôi xuống 5 sào dưa đều trúng hết. Thương lái vào tận ruộng lấy, tính ra được hơn 10 triệu đồng/sào, làm lúa sao bằng được. Vụ tới, tôi và nhiều hộ khác đang tính sẽ thuê thêm đất đang trồng lúa không có hiệu quả để chuyển đổi sang trồng rau, quả an toàn”.
Ông Trần Văn Mười -Chủ tịch Hội ND xã Hoà Khương cho rằng, việc chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang sản xuất rau quả là một trong những cách làm đúng đắn, phù hợp với xu hướng phát triển của nông nghiệp địa phương. Việc chuyển đổi sẽ góp phần phát triển sản xuất chuyên canh tại vùng rau Phú Sơn Nam, nâng cao giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích, giúp người ND ổn định kinh tế theo hướng bền vững và lâu dài.
Theo danviet.vn 
 
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập310
  • Máy chủ tìm kiếm14
  • Khách viếng thăm296
  • Hôm nay74,766
  • Tháng hiện tại779,879
  • Tổng lượt truy cập90,843,272
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây