Ông Bảy Ngọn (Phan Văn Ngọn, 70 tuổi), ấp Tân Thành, xã Phú Tân được xem là người “cứu cánh” cho nhiều họ nghèo trong ấp, bởi ông là người đầu tiên áp dụng thành công mô hình này. “Mấy năm nay con tôm nó trở chứng cứ chết liên tục, nếu không nhờ vườn rau chắc gia đình tôi phải thiếu đói”, ông Ngọn nói vui.
Trước đây vuông tôm nhà ông Ngọn cũng cho thu nhập kha khá, sau thì liên tiếp thua lỗ. Thấy đất vườn, bờ bao vuông tôm bỏ trống nên ông trồng thử vài loại rau, không ngờ... “Lúc đầu thấy tôi cuốc đất, lên liếp… nhiều người cười bảo không nên làm bậy. Ở vùng này nước mặn quanh năm, nắng nóng như lửa đốt, cỏ sống còn khó, huống chi là mấy cọng rau. Thế nhưng khi thấy mô hình của tôi đem lại thu nhập vài triệu đồng/tháng họ đã đến học hỏi làm theo”.
Nhiều hộ dân tộc Khmer thoát nghèo nhờ mô hình trồng màu
Dẫn chúng tôi đi tham quan vườn rau nhà mình, ông Ngọn chia sẻ: “Nghề này không cần phải đầu tư nhiều vốn, chỉ cần bỏ công chăm sóc là được. Vườn rau nhà tôi hàng năm cũng mang lại thu nhập vài chục triệu đồng”. Theo ghi nhận của chúng tôi, lão nông này thực hiện khá bài bản mô hình. Ở nhưng mô đất cao thì trồng dừa, các cây ăn trái như quýt, xoài, mận… còn nơi thấp thì lên liếp trồng rau má, cải xanh, hẹ, rau muống…
Không chỉ làm giàu cho bản thân, Bảy Ngọn còn nhiệt tình hướng dẫn giúp đỡ nhiều gia đình khó khăn trong ấp về vốn, kỹ thuật. Nhờ vào những thành tích có được, Bảy Ngọn được công nhận là nông dân SX giỏi nhiều năm.
Cũng nhờ trồng màu trên bờ vuông tôm như Bảy Ngọn, gia đình ông Sơn Tinh, ấp Gò Công, xã Nguyễn Việt Khái đã có nguồn thu nhập ổn định hàng tháng. “Nhà tôi có gần 1,5 ha đất nuôi tôm nhưng cái nghèo cứ đeo bám hoài. Thấy ông Bảy Ngọn thành công từ mô hình này tôi qua học hỏi. Được ông chỉ dẫn cách thức trồng và chăm sóc tôi về áp dụng trên đất nhà mình không ngờ hiệu quả kinh tế mang lại thấy rõ”, ông Sơn Tinh cho biết.
Để có thêm nguồn thu nhập, ông Sơn Tinh cải tạo lại bờ vuông trồng thêm cải xanh, cải xà lách và củ cải trắng. Nhờ trồng màu ông đã xây được nhà, cuộc sống đầy đủ hơn. Ông Nguyễn Minh Chọn, cán bộ phụ trách công tác dân tộc huyện Phú Tân nhận xét: "Tuy nguồn thu từ mô hình không nhiều như con tôm được mùa, nhưng ổn định, hàng tháng đều cho thu nhập. Đây là mô hình manh lại thu nhập khá cao cho đồng bào dân tộc Khmer”.
Theo NNVN
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã