Học tập đạo đức HCM

Bỏ việc lương cao, 9x kiếm trăm triệu nhờ kinh doanh hồng ngoại

Chủ nhật - 29/10/2017 23:14
Từ bỏ công việc nhà nước ổn định với mức lương khá, cô gái trẻ Nguyễn Thị Tuyết, 29 tuổi, quê Phú Thọ đã mạnh dạn thuê 900m2 đất tại Tây Hồ, Hà Nội để gây dựng vườn hoa hồng với những giống hồng nhập ngoại quý hiếm.

Con đường thành công không trải đầy hoa hồng, chị Tuyết nhớ về khoảng thời gian đầu khi chị bắt đầu kinh doanh đã gặp phải không ít khó khăn. Từng học tại Đại học Nông lâm Thái Nguyên, ra trường chị có công việc ổn định trong một công ty nhà nước.

Nhưng với tình yêu cho hoa hồng từ nhỏ, năm 2013 chị bất ngờ xin thôi việc và bắt đầu công việc trồng hoa hồng, ngoài những giống hồng nội thì vườn hồng của chị Tuyết có nhiều giống hồng nhập ngoại từ Anh, Thái, Trung Quốc,…

Chị Tuyết cho biết: “Khoảng thời gian đi làm văn phòng, tôi hay gửi các bạn ở nước ngoài mua hoa hồng về chơi, sau một thời gian chăm sóc hoa, tôi bắt đầu nghĩ đến việc kinh doanh”. Theo chị, hoa hồng là giống hoa đặc biệt, ra hoa quanh năm, cho hương thơm dễ chịu và càng chăm sóc thì hoa càng có giá trị. Thời điểm đó, vừa đi làm chị Tuyết vừa đầu tư bán các giống hồng cổ trong nước.

Nhận thấy tiềm năng kinh doanh thuận lợi, chị Tuyết quyết định xin nghỉ việc chuyên tâm trồng hoa hồng cung cấp ra thị trường. Tuy nhiên, quyết định này của chị gặp phải sự phản đối gay gắt của gia đình. Chị Tuyết nhớ lại “Mọi người ai cũng giận, không muốn mình mạo hiểm với công việc kinh doanh này, nhưng mình vẫn kiên trì, không bỏ cuộc”.

Chị Tuyết trong một lần đi học hỏi kinh nghiệm trồng hoa hồng bên Thái Lan
Chị Tuyết trong một lần đi học hỏi kinh nghiệm trồng hoa hồng bên Thái Lan

Với số vốn ban đầu khoảng 80 triệu đồng (30 triệu tiền của chị Tuyết và 50 triệu vay của bạn bè), chị gặp một số khó khăn trong việc xoay vòng vốn cộng thêm việc thiếu kinh nghiệm quản lý cũng như kỹ thuật chăm sóc nên vườn hồng ban đầu gặp một số sâu bệnh.

Sau một thời gian vừa làm, vừa học hỏi kinh nghiệm chị Tuyết đã chứng minh cho mọi người thấy bằng thu nhập cao từ các gốc hoa hồng, chị trả được số vốn ban đầu và tiếp tục mở rộng công việc kinh doanh của mình. Giá trung bình những giống hồng phổ biến được bán ra khoảng 450.000 – 700.000 đồng. Trồng và bán hoa hồng được 3 năm, chị còn mở thêm vườn hồng ở Phú Thọ rộng hơn 2 ha với khoảng 5000 gốc hồng.

Một số giống hồng cổ gốc to trong vườn hồng của chị Tuyết
Một số giống hồng cổ gốc to trong vườn hồng của chị Tuyết

Chị Tuyết cho biết “Hiện nay, riêng vườn hồng ở Tây Hồ của tôi có khoảng 2000 gốc với 150 giống cây nhập ngoại. Và 20% số gốc hồng là giống hồng cổ gốc to. Một số giống hồng nhập ngoại có giá dao động từ 40 – 80 triệu đồng”. Mỗi năm, chị thuê đất giá khoảng 70 triệu đồng mỗi năm, mọi người có thể đến đây để thưởng thức hoa, mua hoa và học hỏi kinh nghiệm chăm sóc.

Không chỉ học hỏi kinh nghiệm trồng hoa hồng từ những người đi trước ở trong nước, chị còn nhiều lần ra nước ngoài học kỹ thuật trồng hoa, làm trà hoa hồng, bánh và các loại nước làm từ cánh hoa.

Giống hồng cổ Sapa quý hiếm cho giá trị cao
Giống hồng cổ Sapa quý hiếm cho giá trị cao

Với tình yêu dành cho hoa hồng và niềm đam mê kinh doanh, chị Tuyết đã gặt hái được những thành công nhất định từ vườn hồng của mình. Chị vui mừng cho biết, các giống hồng của chị được bán từ Bắc vào Nam, những tháng cuối năm lợi nhuận từ vườn hoa có thể đạt đến 100 triệu đồng/tháng. Chị đang tiếp tục đầu tư để phát triển làm sản phẩm từ trà hoa hồng và những giống hồng có giá trị cao, đảm bảo cho người tiêu dùng.

Trồng và bán hoa hồng được 3 năm, chị còn mở thêm vườn hồng ở Phú Thọ rộng hơn 2 ha với khoảng 5000 gốc hồng.
Trồng và bán hoa hồng được 3 năm, chị còn mở thêm vườn hồng ở Phú Thọ rộng hơn 2 ha với khoảng 5000 gốc hồng.

Bắt đầu kinh doanh với số vốn và kinh nghiệm ít ỏi tuy nhiên, những thành công bước đầu mà chị đạt được là kết quả xứng đáng cho việc dám nghĩ, dám làm. Mong muốn có thể chia sẻ kinh nghiệm trồng và chăm sóc các giống hoa cũng như truyền tải niềm đam mê kinh doanh cho các bạn trẻ chị dự định sẽ viết một cuốn sách. “Trong cuốn sách đó, tôi sẽ tổng hợp những hiểu biết, khó khăn mà mình đã gặp phải để tặng cho những ai có ý định khởi nghiệp bằng loài hoa đặc biệt này”.

Lựa chọn công việc kinh doanh với nhiều rủi ro, chị Tuyết đã chứng minh cho mọi người thấy đam mê là một trong những yếu tố quyết định đến thành công của con người đặc biệt là những người trẻ.

Theo Thương Lê – Thu Trang (dantri.com.vn)

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập434
  • Hôm nay50,893
  • Tháng hiện tại756,006
  • Tổng lượt truy cập90,819,399
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây