Học tập đạo đức HCM

“Bơi” trong nợ cùng cá nóc

Thứ hai - 27/08/2012 20:39
Việc chưa chắc chắn trong việc tìm “đầu ra” nhưng vội vàng triển khai đã biến các doanh nghiệp chế biến cá nóc thành những con nợ.

Mặc dù được xác định cá nóc có thể gây chết người nhưng đó lại là nguồn tài nguyên dồi dào cần được tận dụng. Sẵn dịp có một số công ty của Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc đặt vấn đề sẽ tiêu thụ cá nóc, Bộ NNPTNT đã đồng ý cho triển khai thí điểm ở hai tỉnh Kiên Giang và Khánh Hòa một số cơ sở thu mua chế biến và xuất khẩu cá nóc. Đề án được triển khai thí điểm trong 3 năm từ 2010 đến 2012 ở hai địa phương nói trên. Nếu thuận lợi trong việc xuất khẩu, đề án trên sẽ được triển khai đại trà trong cả nước.

Theo khảo sát của cơ quan chuyên môn, sản lượng cá nóc có thể khai thác hàng năm của nước ta khoảng 37.000 tấn. Theo kế hoạch của đề án thí điểm nói trên, đến năm 2012, Việt Nam sẽ chế biến khoảng 1.000 tấn cá nóc, giải quyết việc làm cho khoảng 1.000 lao động, đạt kim ngạch xuất khẩu 10 triệu USD/năm.

Có được bảo bối trong tay, hai tỉnh Kiên Giang và Khánh Hòa đã bắt tay ngay vào việc thu mua, chế biến xuất khẩu cá nóc. Một loạt doanh nghiệp chế biển hải sản của hai địa phương nói trên đã đăng ký tham gia xuất khẩu. Tuy nhiên, Bộ NNPTNT chỉ cho phép duy nhất một doanh nghiệp của Hàn Quốc là Công ty Korea Poseidon Seafood (Poseidon) được nhập khẩu cá nóc của VN.

Ở tỉnh Kiên Giang, đến cuối năm 2010, hai doanh nghiệp xuất khẩu cá nóc đã ký hợp đồng với Công ty Poseidon (Hàn Quốc) và chế biến được 100 tấn cá nóc. Tuy nhiên, họ chỉ xuất lô hàng đầu tiên được 22 tấn rồi “đứng bánh” với lý do mà Công ty Poseidon đưa ra là số cá nóc này không đủ chuẩn về kích cỡ và “có nhiều độc tố, không làm thức ăn được!”.

Đáng lưu ý là, trước khi bắt tay vào việc, người của Poseidon đã về tận các địa phương này để hướng dẫn cách khai thác và chế biến cá nóc! Kết quả của việc “lắc đầu” từ Công ty Poseidon khiến cho 70 tấn cá nóc của Kiên Giang đã chế biến, chỉ còn cách … đổ lại xuống biển, gây thiệt hại hàng tỷ đồng cho doanh nghiệp. Tỉnh Khánh Hòa cũng giẫm lên vết xe đổ của Kiên Giang, buộc doanh nghiệp chế biến cá nóc Phước Thọ của tỉnh này phải tìm đối tác khác. Tuy nhiên, đến giữa tháng 7.2012 này, họ vẫn loay hoay đi tìm đầu ra cho con cá nóc. Tỉnh Khánh Hòa buộc phải “cầu cứu” Bộ NNPTNT gia hạn thêm về thời gian “triển khai thí điểm” sang năm 2013!

Việc chưa chắc chắn trong việc tìm “đầu ra” nhưng vội vàng triển khai đã biến các doanh nghiệp chế biến cá nóc thành những con nợ. Hàng trăm tấn cá nóc “lỡ chế biến” hiện chẳng biết “bơi” về đâu trong khi doanh nghiệp thì đang “bơi” trong nợ nần.

Theo danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập264
  • Hôm nay77,893
  • Tháng hiện tại783,006
  • Tổng lượt truy cập90,846,399
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây