Cây chè được trồng trên nhiều loại đất như đất bazan, phù sa cổ trên phiến thạch và sa thạch. Đất trồng chè phải có độ dày tầng canh tác ít nhất là 60cm, giữ ẩm và thoát nước tốt, có phản ứng chua (pH 5,0 - 5,5 là thích hợp nhất).
Ông Vũ Xuân Hồng – Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao kiểm tra năng suất, chất lượng búp của cây chè được bón phân NPK-S*M1 12.5.10-14 Lâm Thao. Ảnh: T.L
LTS: Báo NTNN số 237 ra ngày 3.10 đăng bài “Bón phân đúng cách, năng suất chè tăng cao” có đề cập đến quy trình bón phân cho cây chè ở huyện Yên Lập (Phú Thọ). Tuy nhiên do lỗi kiểm soát xuất bản, bài viết đã sử dụng sản phẩm Lâm Thao làm mô hình đối chứng là không đúng theo quy định của Nhà nước, đồng thời không theo đúng quy trình công ty hướng dẫn, gây hiểu lầm cho bà con nông dân về hiệu quả bón phân Lâm Thao trên cây chè. Báo NTNN xin cải chính thông tin trên và xin đăng lại quy trình chuẩn mới về sử dụng phân bón Lâm Thao phục vụ sản xuất chè an toàn. Báo NTNN xin cáo lỗi với Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao cùng bạn đọc. NTNN |
Trong thành phần của phân bón Lâm Thao NPK-S*M1 ngoài đạm, lân, kali còn được bổ sung khá đầy đủ và cân đối các nguyên tố dinh dưỡng trung, vi lượng cần thiết cho sinh trưởng và phát triển của cây trồng như canxi, magiê, lưu huỳnh, kẽm, đồng, sắt, molipđen, bo... Do đó sử dụng phân bón Lâm Thao NPK-S*M1 sẽ tăng năng suất và chất lượng chè.
Đối với cây chè trồng mới
+ Bón lót: Sau khi làm đất kỹ, xẻ rãnh, rạch hàng với độ sâu của rãnh 40 - 50cm, rộng 40 - 50cm, đáy 30 - 35cm. Phân hữu cơ 0,7 - 1,0 tấn và 20 - 25kg NPK-S*M1 5.10.3-8 Lâm Thao.
+ Bón cho chè 1 tuổi: Sử dụng phân NPK-S*M112.5.10-14 Lâm Thao với liều lượng 12 - 14kg/năm và được bón 2 lần vào tháng 3 và tháng 7. Mỗi lần bón 6 - 7kg.
+ Bón cho chè 2 tuổi: Sử dụng phân NPK-S*M112.5.10-14 Lâm Thao với liều lượng 24 - 28kg/năm và được bón 2 lần vào tháng 3 và tháng 7. Mỗi lần bón 12 - 14kg. Thời kỳ và cách bón như bón cho chè 1 tuổi.
+ Bón phân hữu cơ theo chu kỳ: 5 năm bón 1 lần cho chè kinh doanh. Cách bón: Cày 2 xá cày trùng nhau, vét rãnh sâu 20cm, bón xuống rãnh 0,7 - 1,0 tấn hữu cơ rồi lấp kín. Thời kỳ bón tháng 11 hoặc tháng 1.
Đối với cây chè kinh doanh
Căn cứ vào năng suất búp tươi mà dùng lượng phân thích hợp, bón 3 lần/năm vào tháng 2 hoặc 3, tháng 5 hoặc 6 và tháng 8 hoặc 9...
Phân chuồng cứ 2 năm bón 1 lần với liều lượng 0,7 - 1 tấn/sào Bắc Bộ (360m2) vào tháng 11 hoặc tháng 1.
Cày 2 xá trùng nhau, vét rãnh sâu 20 cm, bón phân chuồng xuống rãnh rồi lấp kín.
Đối với giống Phúc Vân Tiên (SX chè xanh), Shan Chất Tiền (SX chè đen) tại Phú Hộ - Phú Thọ, tỷ lệ N:P2O5:K2O = 1:0,3:0,7 là tốt nhất, bón phân Lâm Thao NPK-S*M1 12.5.10-14. Đối với giống chè LDP1 và LDP2 tại Phú Hộ, tỷ lệ N:P2O5:K2O = 1:0,3:0,5 là tốt nhất, bón phân Lâm Thao NPK-S*M1 12.5.10-14.
Đối với giống chè LDP1 và LDP2 tại Tân Cương, Thái Nguyên, tỷ lệ N:P2O5:K2O =1:0,3:0,3 là tốt nhất để đạt năng suất 10 - 11 tấn/ha, bón phân Lâm Thao NPK-S*M1 10.5.5-9 hoặc NPK-S 10.5.5-3.
Đối với giống chè PH8 tại Phú Hộ, tỷ lệ N:P2O5:K2O =1:0,3:0,3 là tốt nhất để đạt năng suất 10 - 11 tấn/ha, bón phân Lâm Thao NPK-S*M1 10.5.5-9. Sử dụng phân bón Lâm Thao NPK-S*M1 12.5.10-14, hoặc NPK-S 10.5.10-5, NPK-S 10.5.5-3, NPK-S*M1 10.5.5-9 cho một số giống chè thời kỳ kinh doanh, (kg/sào Bắc Bộ 360 m2) (xem bảng).
Chúc bà con nông dân trồng chè sử dụng phân bón Lâm Thao theo “4 đúng” gồm đúng chủng loại, đúng liều lượng, đúng thời gian và đúng phương pháp để đạt năng suất và chất lượng chè cao theo hướng an toàn.
P.V
Theo danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã