Theo nhãn hiệu chứng nhận được bảo hộ, sản phẩm cá thát lát phải được sản xuất, chế biến trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, đáp ứng được các tiêu chí: Thớ thịt có màu trắng trong tự nhiên, thịt dai, cơ thịt mịn, săn chắc, không có màu lạ; hàm lượng protein ≥ 14,43%; lipid ≥ 0,2%.
Trong dịp này, Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng tỉnh đã trao giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Cá thát lát Hậu Giang” cho 8 cơ sở đăng ký với hiệu lực 5 năm kể từ ngày ký.
Theo Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng tỉnh Hậu Giang (đơn vị thụ hưởng), dự án “Xây dựng và quản lý nhãn hiệu chứng nhận dùng cho sản phẩm cá thát lát của tỉnh thuộc Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2011-2015 của Bộ KH&CN. Để đạt được nhãn hiệu chứng nhận, Sở KH&CN đã phối hợp với các đơn vị thực hiện dự án trong 2 năm tại huyện Vị Thủy và Long Mỹ với các tiêu chí chặt chẽ nhằm đạt được sản phẩm cá nguyên liệu đảm bảo chất lượng.
Sau hơn 1 năm đăng kí nhãn hiệu với Cục Sở hữu trí tuệ, đến ngày 12/8/2014 sản phẩm đã được cấp giấy chứng nhận nói trên.
Nhãn hiệu chứng nhận “Cá thát lát Hậu Giang” là công cụ pháp lý nhằm bảo vệ quyền lợi đối với người nuôi cũng như những cơ sở chế biến cá thát lát tại Hậu Giang.
Cá thát lát là một trong những loại thủy sản chủ lực nổi tiếng của tỉnh Hậu Giang. Cá có thân hình dài, dẹp hai bên, càng về phía bụng càng mỏng, lưng gù, đường bên liên tục. Vây lưng nhỏ nằm lệch về phía sau. Mặt lưng của thân, đầu có màu xanh rêu, hai bên hông và bụng màu trắng… Tỉnh Hậu Giang hiện có khoảng 20ha diện tích nuôi cá thát lát, sản lượng 1 năm đạt khoảng 750 tấn.
Cá thát lát có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, như muối sả ớt chiên giòn, chả cá, món lẩu...
BT
Theo chinhphu.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới
Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố