Học tập đạo đức HCM

Cầu nối doanh nghiệp với nông dân

Thứ ba - 29/12/2015 22:03
Việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của công tác khuyến nông tại Tuyên Quang trong những năm gần đây, đặc biệt là trong năm 2015 với sự đổi mới đã tạo ra liên doanh liên kết...
Cầu nối doanh nghiệp với nông dân
Do hiệu quả của mô hình liên kết trồng ớt chỉ thiên mà quy mô đã được mở rộng từ 19,5 ha lên đến hơn 100 ha tại Tuyên Quang

Từ đó mang lại hiệu quả thiết thực và được người dân tham gia mô hình đánh giá cao.
Liên kết tạo hiệu quả cao
Chương trình liên kết giữa các bên trong mô hình thực hiện sử dụng phân viên nén dúi sâu trên cây lúa đã mang đến sự thay đổi lớn

Chương trình liên kết giữa các bên trong mô hình thực hiện sử dụng phân viên nén dúi sâu trên cây lúa đã mang đến sự thay đổi lớn. Trong năm 2015, hệ thống khuyến nông tỉnh Tuyên Quang đã phối hợp với các đơn vị liên quan vận động được trên 153.000 lượt hộ sử dụng, trong đó có 26.200 lượt hộ nghèo, lượng phân đã dúi 5.119,4 tấn, diện tích áp dụng 22.723 ha đạt trên 50% diện tích gieo cấy.

Thống kê cho thấy năng suất lúa sử dụng phân viên nén NK nhả chậm tăng hơn so với lúa sử dụng phân bón vãi truyền thống từ 10-15%.
Cũng trong năm 2015, Khuyến nông Tuyên Quang phối hợp với Công ty cổ phần Hương Nam Hải Phòng cung ứng phân bón Grow More (của Mỹ) trên cây mía cho các huyện được 162,93 tấn. Trong đó đã cung ứng đến các hộ trồng mía 128,75 tấn, tương đương diện tích 1.030 ha.

Đánh giá, năng suất mía sử dụng phân Grow More tăng hơn so với mía sử dụng phân bón vô cơ truyền thống từ 15-25%. Điều quan trọng là doanh nghiệp cung ứng phân bón đã thỏa thuận cho người nông dân trả tiền sau khi thu hoạch mía.

Tiếp tục nhân rộng mô hình sản xuất có sự gắn kết giữa doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân, đơn vị đã phối hợp với Công ty Cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (Ninh Bình) thực hiện mô hình trồng ngô ngọt vụ xuân ở huyện Sơn Dương.

Các hộ dân đã thu hoạch và bán cho công ty được trên 277 tấn ngô bắp tươi. Qua theo dõi đánh giá cây ngô ngọt sinh trưởng, phát triển tốt, chăm sóc đơn giản, ít sâu bệnh, thời gian sinh trưởng ngắn từ 70-75 ngày; năng suất bình quân đạt 94,6 tạ/ha, sản lượng 277,1 tấn, trừ chi phí còn lãi trên 300.000 đ/sào.

Hướng dẫn nông dân tham gia mô hình liên kết trồng ngô vụ đông gắn với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm huyện Chiêm Hóa. Bước đầu, Công ty TNHH Sao Việt Tuyên Quang đã ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm ngô bắp tươi cho nông dân với diện tích trên 623,3 ha, tương đương 6.000 tấn bắp tươi;

Phối hợp với Công ty cổ phần Chế biến thực phẩm xuất khẩu GOC Bắc Giang, Trạm Khuyến nông huyện Sơn Dương thực hiện mô hình liên kết trồng thử nghiệm giống dưa chuột Nhật Bản vụ đông.

Đến nay, các hộ dân đã thu hoạch và bán cho công ty trên 60 tấn dưa quả, Công ty cổ phần Chế biến thực phẩm xuất khẩu GOC Bắc Giang đã thu mua toàn bộ sản phẩm, với giá 2.200 đ/kg quả.

Mô hình liên kết trồng và bao tiêu sản phẩm ớt chỉ thiên vụ đông quy mô 19,5 ha/142 hộ tham gia tại thôn Làng Tạc, xã Yên Nguyên, huyện Chiêm Hóa.

HTX nông nghiệp Yên Nguyên đứng ra đại diện cho các hộ dân ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với Công ty Xây dựng đô thị tỉnh Phú Thọ. Hiện tại ớt chuẩn bị được thu hoạch.

Hướng đi bền vững
Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Tuyên Quang - ông Nguyễn Đại Thành cho biết, trong 5 năm gần đây, cơ quan khuyến nông Tuyên Quang đã tổ chức 27.030 lớp tập huấn tại thôn bản cho 1.385.750 lượt nông dân, trong đó có 387.230 lượt hộ nghèo, 673.490 lượt phụ nữ tham gia.

Với 275 mô hình trình diễn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, trong đó việc tổ chức thực hiện các mô hình trình diễn có sự liên kết giữa doanh nghiệp, hợp tác xã và người nông dân tham gia mô hình đã mang lại nhiều lợi ích.

Doanh nghiệp như bà đỡ để xây dựng và duy trì mô hình, HTX góp phần cùng bà con nông dân thực hiện. Đương nhiên, cơ quan khuyến nông, cán bộ khuyến nông có dịp để thử lửa, cọ xát, chịu trách nhiệm quan trọng về tính hiệu quả của mô hình.

Với cách làm đó những mô hình đã được duy trì bền vững, các bên tham gia đều mong muốn hợp tác để mô hình được nhân rộng. Rõ ràng đó chính là cơ sở để hoạt động khuyến nông trong những năm tiếp theo lựa chọn, xây dựng hướng tiếp cận và triển khai hoạt động của mình.
 
Theo Nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập271
  • Hôm nay76,406
  • Tháng hiện tại781,519
  • Tổng lượt truy cập90,844,912
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây