Diện tích trồng ớt tại các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên đang tăng mạnh vì hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều loại cây trồng khác, vốn đầu tư lại thấp, kỹ thuật trồng, chăm sóc không đòi hỏi khắt khe. Nông dân Nguyễn Tấn Hồ, tổ 5, phường An Bình, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai khi tham quan đã rất “kết” giống ớt chỉ thiên TN378 bởi giống này nhiều quả.
"Nhà tôi cũng trồng thử nghiệm giống ớt này trong vụ trước và kết quả rất tốt. Màu trái đỏ tươi, rất cay, ít bị sâu bệnh, cho năng suất cao. Với 5 sào trồng ớt TN378, vụ vừa qua gia đình tôi đã thu được trên 10 tấn quả (40 tấn/ha). Do trái ớt to nên rất đỡ công thu hoạch. Đặc biệt giống ớt này được thương lái thu mua cao hơn giá thị trường từ 1.000 - 2.000 đ/kg bởi màu sắc và quả đẹp. Trong vụ vừa qua, với giá bán bình quân 16.000 đồng/kg, gia đình thu được 320 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi trên 270 triệu", anh Hồ nói.
Trong khi đó ông Đoàn Đức Tâm, xã Mỹ Hiệp, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định lại rất thích giống ớt chỉ địa TN354, bởi đây là giống ớt trái to, không bị cong, chín rất đều; khi chín cuống không bị khô mà vẫn tươi nguyên nên rất thích hợp bán cho các thương lái mua để xuất khẩu.
Ông Tâm cho biết: "Giống ớt này tôi đã trồng thử nghiệm vụ chính vừa qua cho năng suất đạt 40 tấn/ha. Thời gian từ khi trồng đến khi thu hoạch kết thúc khoảng 8 tháng, sau đó trồng 1 vụ bắp rồi lại ớt. Với người dân miền Trung cây ớt đã giúp nhiều gia đình thoát nghèo, bởi làm lúa chỉ đủ ăn trong khi đó trồng ớt mỗi sào chỉ hết khoảng 3-5 triệu tiền mua giống, phân bón, thuốc BVTV nhưng cho thu hoạch từ 1,8-2 tấn quả.
Với giá bình quân 25.000 đ/kg thì mỗi sào thu được 50 triệu đồng, thử hỏi có cây gì cho thu nhập cao bằng trồng ớt? Đặc biệt trồng ớt trái mùa giá bao giờ cũng cao gấp 1,5 - 2 lần".
Theo ông Lãng, mặc dù ớt xuống giống trong tháng 5/2012 (vụ ớt chính trồng vào cuối tháng 11 đầu tháng 12) và thời gian sinh trưởng trong ngày nắng nóng liên tục, song ớt vẫn phát triển tốt và cho rất nhiều quả, dự kiến năng suất đạt từ 35 - 40 tấn/ha, không thua kém ớt chính vụ. |
Tại buổi tham quan, còn có chủ vựa chuyên thu mua ớt lớn nhất miền Trung - Tây Nguyên để xuất khẩu sang Trung Quốc và Hàn Quốc, đó là bà Nguyễn Thị Điệp, quê ở xã Mỹ Chánh, huyện Phù Mỹ. Vào mùa thu hoạch ớt chính vụ mỗi ngày bà Điệp xuất khẩu sang Trung Quốc, Hàn Quốc từ 100 - 120 tấn trái tươi, do vậy để có nguồn hàng bà đã thu mua ớt khắp các tỉnh. Ngoài ra bà Điệp còn đầu tư vốn cho nông dân trồng ớt.
Để ớt đạt tiêu chuẩn xuất khẩu đòi hỏi màu sắc trái phải sáng, đỏ tươi, quả không bị cong queo và đặc biệt là cuống ớt còn phải tươi. Các giống ớt mới của Cty Trang Nông đều đạt các đòi hỏi này, do vậy bà con trong vụ tới trồng các giống ớt của Trang Nông như TN600, TN378, TN354… Những giống ớt này tôi thường mua cao giá thị trường từ 1.000 - 2.000 đ/kg.
Ông Trần Tiến Lãng, Cty Trang Nông, Chi nhánh Nha Trang cho biết: Hiện Cty có tập đoàn giống ớt gồm 61 giống, gồm ớt chỉ thiên 16 giống, ớt chỉ địa 31 giống và ớt để phơi khô 14 giống. Mục đích trồng thử nghiệm các giống ớt trái vụ là để người nông dân và tư thương gặp gỡ nhằm chọn ra những giống ớt tốt nhất phù hợp với khí hậu thổ nhưỡng cũng như giống có năng suất cao được thị trường chấp nhận...
Ngày 15/10/2012 - Theo Tư vấn nông nghiệp
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã