Học tập đạo đức HCM

Các loại rầy hại lúa cuối vụ

Chủ nhật - 10/05/2015 22:53
Qua điều tra đồng ruộng cho thấy trên nhiều diện tích lúa xuân ở các tỉnh thành phía Bắc đã xuất hiện các loài rầy (rầy nâu, rầy lưng trắng và cả rầy nâu nhỏ hại bông).
Xin khuyến cáo nông dân một số vấn đề sau:
Điều tra nhận biết các loài rầy
+ Với rầy nâu và rầy lưng trắng: Điều tra bằng cách vạch gốc lúa nhất là nơi um tùm, rậm rạp giữa ruộng để kiểm tra sự có mặt của rầy. Đếm rầy để biết đến ngưỡng phun thuốc hay chưa bằng cách dùng nón lá đội đầu có phủ một tấm khăn đen nghiêng nón kề sát gốc lúa có rầy.
Tay còn lại vỗ nhẹ vào thâm khóm lúa. Rầy có hiện tượng giả chết ắt sẽ rơi vào khăn ở miệng nón. Làm vậy nông dân có thể đếm rầy và tính mật độ dễ dàng.
+ Với rầy nâu nhỏ: Chọn thời điểm chiều mát khi ánh sáng còn le lói kiểm tra kỹ từng trà lúa đã trổ bông (nhất là giống lúa nếp, lúa chất lượng) nhìn kỹ từng bông lúa để nhận biết có rầy nâu nhỏ hay không.
Cả rầy non và rầy trưởng thành đều có hình dáng tương tự như rầy nâu nhưng con trưởng thành cánh ngắn mình thon nhỏ hơn rầy nâu. Rầy cám tuổi 1,2 có màu nâu đậm hơn rầy nâu, con trưởng thành có màu nâu xám, chúng đều có khả năng nhảy rất nhanh.
Phòng trừ hiệu quả
Các loài rầy kể trên là đối tượng dịch hại nguy hiểm và có khả năng kháng thuốc rất cao.
Trong khi đó, giá các loại thuốc trừ rầy hiện có trên thị trường thường đắt hơn nhiều các loại thuốc trừ sâu khác. Vì vậy, để phòng trừ rầy hiệu quả lại tiết kiệm được chi phí, nông dân cần lưu ý:
+ Chỉ phun thuốc diệt rầy khi đến ngưỡng: Ví dụ với lúa thời kỳ làm đòng đến trỗ ngưỡng phòng trừ là từ 2.000 con/m2 trở lên (tương đương 40 con/khóm lúa). Nông dân không nên phun thuốc ngay từ khi mật độ rầy còn quá ít (chỉ vài con/khóm), làm vậy vừa lãng phí lại làm cho rầy tăng thêm tính kháng.
+ Phun thuốc diệt rầy nên phun theo ổ: Đặc điểm của rầy nâu và rầy lưng trắng là gây hại theo ổ (hại cục bộ). Vì vậy để tiết kiệm lại hiệu quả cho nông dân tốt nhất nên tìm ổ rầy mà diệt. Không nên phun tràn lan cả ruộng, vì nhiều chỗ xung quanh bờ rầy không tập trung ở đó.
+ Chỉ áp dụng cách phun không rẽ luống và chọn các loại thuốc có tính nội hấp, lưu dẫn cao khi cây lúa còn màu xanh. Tuyệt đối không nên áp dụng cách này khi lúa đã ngả vàng (lúa đỏ đuôi). Vì cây lúa lúc này không còn khả năng lưu dẫn các chất từ ngọn xuống gốc.
Tốt nhất thời kỳ lúa cuối vụ nếu mật độ rầy đến ngưỡng phải phun trừ nên chọn các loại thuốc có tính chất tiếp xúc đồng thời cần rẽ lúa thành băng, luống rồi xịt thuốc trực tiếp vào gốc lúa, nơi rầy sinh sống và gây hại.
Nên ưu tiên chọn các loại thuốc trừ rầy có nguồn gốc sinh học để đảm bảo an toàn như Esin 2.SC với lượng 20 ml (2 gói 10 ml/gói) pha 16 - 20 lít nước và chế phẩm Elsin 10EC (dùng 2 gói 15 ml + 2 gói bám dính pha 20 - 24 lít nước) phun trên tán lá bằng bình bơm có béc tia nhỏ. Sau 3 - 4 giờ phun gặp mưa không phải phun lại…
+ Thời điểm diệt rầy hiệu quả nhất là lúc rầy ở độ tuổi 1 - 2 (rầy cám), vì rầy tuổi lớn có sức kháng thuốc rất cao. Do đó nông dân khi điều ra nhận biết rầy trong ruộng đều là trưởng thành và đang bụng chửa thì nên lùi lại khoảng 1 tuần sau ra ruộng thăm tiếp thấy rầy cám nở từ trứng ra thì tiến hành phun thuốc sẽ hiệu quả hơn.
+ Khi phun thuốc tốt nhất nên để trong ruộng có một lớp nước sẽ diệt rầy được nhiều hơn ruộng cạn vì thuốc loang ra cả ruộng, rầy không dính thuốc lúc phun cũng sẽ chết khi nhảy xuống nước có thuốc.
+ Thuốc trừ các loại rầy nên chọn thuốc đặc trị mới hiệu quả cho người phun vì rầy là loài sâu kháng thuốc số 1 hiện nay.
Thuốc trừ rầy nâu và rầy lưng trắng có thể chọn một trong các loại sau: Chess 50WG, Alika 247SC, Chatot 60WG, Penalty gold 50EC, Hot Pustausa 585EC…
Riêng loài rầy nâu nhỏ chúng rất khó chết bởi các thuốc trừ rầy phổ biến hiện nay. Chúng lại là đối tượng mới rất nguy hiểm (truyền bệnh vi rus hại lúa, ngô). Cho nên nông dân cần phát hiện sớm, kịp thời khoanh vùng và tổ chức diệt trừ không để lây lan ra diện rộng.
Có thể diệt trừ loài này theo cách như sau: Dùng 1 gói Chess 50WG hoặc 1 gói Chatot 60WG + 1 gói Navil- 6S hoặc 50 ml Saguaro 635EC pha với 16 lít nước thuốc phun ướt đẫm bông lúa vào chiều mát (phun 2 bình/sào).
+ Nên phun vào buổi sáng khô sương hoặc chiều mát. Tuyệt đối không nên phun thuốc thời điểm lúa nở hoa thụ phấn trong ngày (8 -12h).
Theo: nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập427
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm418
  • Hôm nay64,312
  • Tháng hiện tại769,425
  • Tổng lượt truy cập90,832,818
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây