Những nông dân nghèo không đủ tiền mua phân bón có thể đạt năng suất cao nhờ sử dụng phân hữu cơ cũng như trồng xen canh lúa và cây trồng khác, theo nghiên cứu của các chuyên gia nông nghiệp Campuchia.
Những tư vấn của họ xuất phát từ kết quả nghiên cứu, được sự hỗ trợ của cơ quan Nguyên tử năng quốc tế (IAEA) và cơ quan Lương thực thế giới (FAO), trong việc sử dụng các kỹ thuật có liên quan đến hạt nhân để đo độ hấp thu phân và nước của cây lúa và các loại cây trồng khác.
Một chuyên gia thử nghiệm nitơ-15 ổn định để giám sát cây lúa hấp thụ nitơ ở Campuchia. Ảnh: CARDI
Các thí nghiệm được các chuyên gia tại Viện Nghiên cứu và phát triển nông nghiệp (CARDI) thực hiện, cho thấy có thể thay thế một nửa lượng phân hoá học theo yêu cầu bằng các loại phân hữu cơ vì phân hoá học quá mắc đối với nông dân nghèo. “Điều này có nhiều lợi ích” - Sarith Hin - Trưởng ban Khoa học về đất và nước ở CARDI, lý giải. Theo ông, nông dân tiết kiệm được tiền mua phân hoá học, nhưng có thể đạt năng suất cao. “Các kết quả chứng minh rằng ngay cả các nông dân nghèo, không đủ khả năng mua nhiều phân, có thể tăng năng suất” - Hin nói.
Borey Thai, một nông dân có 1,5ha đất ở tỉnh Kampong Speu, phía nam Phnom Penh, đã thay một nửa phân hoá học bằng một hỗn hợp phân chuồng với rác trong vườn trong mùa canh tác năm nay – và đã tiết kiệm được 1/3 số tiền bà thường phải chi để mua phân bón. “Ít hao hơn, nhưng lại được việc hơn”- bà nói. “Nhưng đáng nói là tôi có thể dùng số tiền tiết kiệm để sửa sang nhà cửa”. Bà dự đoán vụ mùa nằm nay sẽ thu cao hơn 20% so với năm trước, nhờ sử dụng phân phối hợp. Một thách thức mà những người hàng xóm của bà gặp phải là tìm cho được phân chuồng chất lượng. “Nếu chúng tôi kiếm được nhiều phân chuồng hơn, càng nhiều người trong chúng tôi chuyển sang làm lúa hữu cơ” - Thai khẳng định.
Các chuyên gia nhận thấy các cơ hội trong mùa khô là khả quan đối với các cây trồng khác, đặt biệt là các loại rau củ và đậu lăng. “Các loại này chẳng những giúp nông dân tăng thu nhập, nhưng rau củ tạo thêm nitơ trong đất, ngoài ra việc phân huỷ các cây đậu còn làm tăng chất lượng đất, giúp cho năng suất lúa cao hơn trong mùa tới” - Phirum - cán bộ Bộ Nông nghiệp, nói. Họ sử dụng kỹ thuật nitơ-15 đồng vị để nghiên cứu lượng phận cây trồng hút từ đất, cố định môi trường đất, đồng thời lượng hoá hiệu quả của việc bón phân.
Theo Khởi Thức (danviet.vn)
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới
Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố