Chuẩn bị các bịch ươm để cấy phôi nấm
Đến thăm trang trại nấm linh chi đỏ (một loại giống linh chi dược liệu) của ông Trần Hồng Thủy, người đã mạnh dạn đầu tư trên 400 triệu đồng từ năm 2013 mới thấy việc trồng nấm linh chi đỏ không mất nhiều công chăm sóc mà chỉ cần người trồng tuân thủ nghiêm túc quy trình kỹ thuật với các công đoạn từ cắt bầu, hấp, cấy giống, ủ cùng nhiều kỹ thuật chăm sóc khác.
Trại nấm cũng phải tuyệt đối sạch sẽ, thông thoáng, đảm bảo nhiệt độ từ 22-280C và độ ẩm từ 80-90%; nhà trồng nấm linh chi đỏ phải được trang bị hệ thống tưới tự động, nền nhà được tráng xi măng để duy trì độ ẩm cho nấm phát triển; bao lưới xung quanh nhằm ngăn chặn côn trùng xâm nhập gây hại cho nấm.
Thành công ban đầu với 3 trại, ông Trần Hồng Thủy mạnh dạn đầu tư thêm 2 trại nấm linh chi đỏ. Kết quả đạt được là trang trại nấm của ông Thủy thu hoạch và cung cấp ra thị trường trên 100kg nấm thành phẩm mỗi tháng. Giá của nấm linh chi đỏ dao động từ 800 ngàn đồng đến 1 triệu đồng/kg, mang lại doanh thu doanh thu khoảng 1 tỷ đồng/năm cho ông Thủy. Điều đặc biệt, nếu tiêu thụ chưa hết, nấm linh chi đỏ có thể được sấy khô và bảo quản với thời hạn sử dụng dài từ 3-5 năm.
Phòng ươm nấm linh chi
Mô hình trồng nấm linh chi đỏ ở xã Đông Hòa hiện có quá trình sản xuất thực hiện theo chuỗi khép kín từ phối giống đến nuôi trồng, chế biến. Ở trang trại nấm linh chi dược liệu của chị Lê Thị Hương, nguồn phế thải sau khi thu hoạch linh chi còn được tận dụng làm nguyên liệu bịch phôi để sản xuất các loại nấm ăn. Trang trại nấm linh chi dược liệu của chị Hương hiện có 12 trại, trồng, chế biến nấm linh chi Nhật Bản, linh chi Hàn Quốc. Đặc biệt, chị Hương đã cho sản xuất thành công linh chi đỏ, linh chi hồng, nấm vân chi, đồng thời chế biến bột và phấn nấm linh chi đáp ứng nhu cầu dược liệu cho thị trường. Từ đây, các loại sản phẩm nấm linh chi dược liệu được phân phối tại nhiều tỉnh, thành như: Tp. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Đà Nẵng…
Sau khoảng 5 tháng, nấm linh chi dược liệu cho thu hoạch một lần thành phẩm.
Trước hiệu quả kinh tế mang lại từ việc trồng nấm linh chi dược liệu, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đồng Nai và Trạm Khuyến nông huyện Trảng Bom đã tổ chức hội thảo để đánh giá mô hình trồng nấm linh chi dược liệu tại địa phương. Hội thảo thu hút sự tham gia của đông đảo cán bộ, hội viên nông dân 17 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Trảng Bom.
Theo ông Nguyễn Viết Thê, Trưởng trạm Khuyến nông huyện Trảng Bom, hội thảo là điều kiện để mô hình trồng nấm linh chi dược liệu ngày càng được nhân rộng khi bà con thấy được việc áp dụng mô hình này là không quá khó khăn. Thực tế, trồng nấm linh chi không cần nhiều diện tích và vốn đầu tư quá lớn so với các loại nấm khác.
Nấm linh chi dược liệu được coi là loài thảo dược có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.
Với hiệu quả đã đạt được từ các mô hình, trạm Khuyến nông Trảng Bom sẽ tiếp tục mở các lớp tập huấn, hội thảo kỹ thuật trồng nấm trong thời gian tới tại các trại nấm làm ăn có hiệu quả, đạt năng suất, chất lượng tốt. Qua đó, bà con nông dân tham gia tập huấn, hội thảo sẽ có cơ hội được học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, để việc thực hiện mô hình trồng nấm linh chi dược liệu ngày càng hiệu quả, mang lại nguồn thu ổn định cho gia đình.
Khoảng 5 tháng nấm linh chi đỏ cho thu hoạch một lần. Nấm thành phẩm sau khi thu hoạch để đảm bảo đúng tiêu chuẩn vệ sinh phải phơi khô, hoặc sấy ở nhiệt độ từ 40-450C. Nấm linh chi dược liệu có tác dụng kháng ung thư và điều tiết miễn dịch, ức chế sự phát tán các tế bào ung thư, ổn định huyết áp, hạ mỡ máu, giảm cholesterol trong máu, giải độc gan, làm mạnh gan và ức chế sự phóng thích histamine, cải thiện dị ứng… |
Tác giả bài viết: Nguyễn Vũ Thành Đạt - Thông Hải (Báo Ảnh Việt Nam)
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã