Học tập đạo đức HCM

Cân nhắc nhân rộng mô hình trồng chùm ngây

Thứ hai - 27/04/2015 21:36
Chùm ngây là loại cây mọc hoang phân bố ở nhiều địa phương trên cả nước. Trong những năm gần đây, loại cây này được sử dụng làm thực phẩm hằng ngày và được bán với giá thành cao. Tuy nhiên, người dân cần cân nhắc việc nhân rộng diện tích, bởi đầu ra cho sản phẩm nhìn chung còn "phập phù".
Thu hoạch rau chùm ngây tại vườn rau hữu cơ Tuệ Viên (Hà Nội).
Thu hoạch rau chùm ngây tại vườn rau hữu cơ Tuệ Viên (Hà Nội).

Chùm ngây vốn là loài cây mọc hoang, có tên khoa học là Moringaoleifera, thân gỗ, phân bố rải rác ở hầu hết các địa phương nhưng tập trung nhiều ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Trước đây, cây chùm ngây được dùng chủ yếu làm dược liệu. Cách đây khoảng năm năm, khi thông tin dinh dưỡng của loài cây này được công bố rộng rãi trên các phương tiện truyền thông, lá và hoa của cây chùm ngây được sử dụng làm thực phẩm và được bán với giá thành cao, cây chùm ngây được nhân giống và trồng ở nhiều nơi.

Chúng tôi đến vườn rau hữu cơ Tuệ Viên (Công ty TNHH Thương mại và Ðầu tư Việt Liên, Hà Nội) đúng lúc những người nông dân ở đây đang thu hoạch lứa rau đầu mùa. Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH Thương mại và Ðầu tư Việt Liên (Hà Nội) Nguyễn Thị Phương Liên cho biết: Tháng tư đến tháng sáu là thời kỳ thu hoạch chính vụ của cây chùm ngây. Trung bình một năm, mỗi cây rau trưởng thành cho từ ba đến năm kg lá tươi. Giá bán lá chùm ngây tại các vườn dao động từ 70 đến 100 nghìn đồng/kg. Như vậy, một cây chùm ngây mỗi năm cho thu nhập khoảng ba trăm nghìn đồng. Với hơn một ha chùm ngây (khoảng bảy đến tám nghìn cây), mỗi năm cho thu hoạch cả tỷ đồng.

Theo cách tính của các chủ vườn thì chùm ngây cho giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, trên thực tế chùm ngây là loại thực phẩm còn mới mẻ, lại bán với giá thành cao, không phải cơ sở nào khi đầu tư vào trồng cây chùm ngây cũng có thể bảo đảm được đầu ra cho sản phẩm. Ngay tại vườn rau hữu cơ Tuệ Viên, mặc dù có sự liên kết từ trước đó với hệ thống cửa hàng phân phối rau, nhưng khó khăn lắm đơn vị này mới có thể tiêu thụ hết sản phẩm của mình. Ðiều lo ngại, khi nghe thông tin về giá trị kinh tế của cây chùm ngây, tại nhiều địa phương, người dân đã vội vàng mở rộng diện tích. Hậu quả, đến thời kỳ thu hoạch, sản phẩm làm ra không biết bán cho ai.

Bà Nguyễn Thị Phương Liên chia sẻ: Năm trước, thời kỳ chính vụ có ngày tôi nhận được rất nhiều cuộc điện thoại của người dân ở các tỉnh: Vĩnh Phúc, Thái Bình, Bắc Ninh... than vãn về việc sản phẩm làm ra, không có thị trường tiêu thụ. Nhiều người chở cả xe rau đến chỗ chúng tôi bắt vạ. Có người còn "dọa" nếu chúng tôi không thu mua sẽ chặt cả vườn chùm ngây. Mặc dù ngay từ lúc cung cấp hạt giống, chúng tôi đã nói rõ là không thu mua lại sản phẩm và khuyến cáo người dân phải thận trọng trong việc sử dụng cây chùm ngây làm cây phát triển kinh tế khi chưa có thị trường tiêu thụ. Tuy nhiên, trước những "đồn thổi" về giá trị kinh tế của cây chùm ngây, người dân ở nhiều nơi vẫn "đua" nhau trồng. Nếu cứ tiếp tục trồng tràn lan như hiện nay, tôi lo sợ cây chùm ngây sẽ bị "tẩy chay", điều này rất đáng tiếc. Bởi lẽ, chùm ngây là loại cây giàu dinh dưỡng. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Tổ chức Nông lương thế giới (FAO) coi chùm ngây như một loại thực phẩm cứu tinh cho người nghèo.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, lá và hoa chùm ngây là hai bộ phận chứa lượng vi-ta-min C cao gấp bảy lần lượng vi-ta-min C có trong quả cam; gấp bốn lần vi-ta-min A có trong cà rốt; gấp bốn lần lượng can-xi và hai lần lượng prô-tê-in của sữa; hơn ba lần lượng po-ta-si-um, ka-li của chuối... Rễ, thân, lá, hoa của chùm ngây đều có tác dụng rất tốt cho con người, khi được chế biến thành các món ăn sẽ có tác dụng kích thích tiêu hóa, lợi tiểu, trị sỏi thận, thấp khớp, cổ trướng, kích thích tim và tuần hoàn. Ngoài ra, vỏ cây chùm ngây còn được dùng làm thuốc trị xơ tuyến tiền liệt, chống mệt mỏi...

Ở nhiều nước trên thế giới, cây chùm ngây rất được coi trọng. Chẳng hạn như ở Phi-li-pin, Ma-lai-xi-a cây chùm ngây được sử dụng để nấu cà-ri, làm trà. Ở Ấn Ðộ, chùm ngây được chế xuất thành bột làm thực phẩm chức năng... Tuy nhiên, tại Việt Nam, cây chùm ngây còn gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường trong nước.

Hiện nay, ý tưởng sản xuất ra các sản phẩm tinh chế chiết xuất từ chùm ngây, kết hợp với các loại thực phẩm khác để xuất khẩu ra nước ngoài đã hình thành ở một số nơi. Tuy nhiên, theo ông Thái Tuấn phụ trách dự án phát triển cây chùm ngây của Công ty TNHH Nông Sinh (Hà Nội), dự án trồng chùm ngây của Công ty TNHH Nông Sinh mới chỉ trồng thử nghiệm, "thăm dò" thị trường. Việc đưa cây chùm ngây trở thành một mặt hàng xuất khẩu không phải là việc dễ dàng bởi kinh phí đầu tư hệ thống máy móc phục vụ sản xuất tương đối lớn. Trong thời gian chờ đàm phán với phía đối tác, Công ty TNHH Nông Sinh mới chỉ dùng nguyên liệu của đơn vị chứ chưa tiến hành thu mua từ bên ngoài. Khi cây chùm ngây chưa tìm được đầu ra ổn định, người nông dân cần tỉnh táo, cân nhắc việc trồng với diện tích lớn để tránh rủi ro.

Nguồn: nhandan.com.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập399
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm398
  • Hôm nay63,881
  • Tháng hiện tại768,994
  • Tổng lượt truy cập90,832,387
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây