Học tập đạo đức HCM

Cấp bách phòng chống dịch bệnh trên tôm nuôi

Thứ ba - 10/07/2012 20:20
Sở NN&PTNT Hà Tĩnh vừa cho biết, đến nay, dịch bệnh trên tôm nuôi đã xảy ra ở 11 xã thuộc 5 huyện với tổng diện tích bị bệnh 65,75 ha (64,75 ha tôm nuôi bị bệnh đốm trắng và 1 ha tôm nuôi có biểu hiện triệu chứng bệnh gan tụy); số giống thả nuôi bị dịch bệnh gây thiệt hại 22,76 triệu con...

Hiện đang là thời điểm cuối vụ nuôi tôm xuân hè, một số vùng nuôi đang bắt đầu tiến hành thu hoạch để chuẩn bị bước sang nuôi tôm thẻ chân trắng vụ 2 trong khi thời tiết nắng nóng xen lẫn những đợt mưa lớn gây bất lợi cho quá trình nuôi tôm; việc kiểm soát mầm bệnh gặp nhiều khó khăn do hệ thống cơ sở hạ tầng, điều kiện vệ sinh thú y và môi trường nuôi chưa đảm bảo; một bộ phận lớn người nuôi tôm còn tùy tiện trong việc mua và sử dụng con giống không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm dịch; một số địa phương chưa thực sự tập trung cao trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện các biện pháp phòng chống dịch… nên nguy cơ phát sinh và lây lan dịch bệnh trên tôm trong thời gian tới là rất cao.

tom chet
Dịch bệnh trên tôm nuôi đang diễn biến phức tạp

Để sớm ngăn chặn dịch bệnh bùng phát, lây lan trên diện rộng, hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người nuôi tôm và chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh cho tôm nuôi vụ 2 đảm bảo thắng lợi, ngày 9/7/2012, Chủ tịch UBND tỉnh có Công điện số 18/CĐ-UBND yêu cầu UBND các huyện ven biển và thành phố Hà Tĩnh tập trung triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch bệnh; thành lập các đoàn công tác, phân công cán bộ về các vùng nuôi tôm thực hiện kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng chống dịch bệnh trên tôm nuôi. Cụ thể là tiếp tục chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn triển khai khoanh vùng dịch, nghiêm cấm xả nước ao nuôi và tôm bị bệnh chưa qua xử lý ra ngoài môi trường; đối với những ao xảy ra dịch bệnh nhưng tôm đã đến kỳ thu hoạch thực hiện chỉ đạo giám sát thu hoạch nhanh tôm tại ao trong vòng 01 - 02 ngày; tuyệt đối không tháo xả bớt nước để thu hoạch, không để nước và tôm nuôi bị bệnh rơi vãi ra môi trường xung quanh; sử dụng hóa chất chlorine xử lý dịch bệnh kịp thời không để lây lan ra diện rộng.

UBND các huyện ven biển và thành phố Hà Tĩnh cần chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn tăng cường công tác kiểm tra nắm chắc tình hình dịch bệnh; thực hiện thu mẫu xét nghiệm xác định bệnh đối với những vùng ao nuôi xảy ra dịch bệnh nhưng triệu chứng chưa rõ ràng; hướng dẫn các hộ nuôi tôm đã xử lý dịch bệnh, triển khai việc cải tạo lại ao đầm theo đúng quy trình để thả nuôi tôm vụ 2 theo đúng lịch thời vụ nuôi tôm của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành; tổ chức giám sát, hướng dẫn người nuôi tôm khi nhập con giống về phải báo cáo với chính quyền địa phương và cơ quan thú y để được kiểm tra và hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Kiểm tra, phát hiện, chấn chỉnh kịp thời các hành vi vi phạm về phòng chống dịch bệnh, sản xuất, kinh doanh, sử dụng con giống, dấu dịch, không hợp tác với chính quyền và cơ quan chuyên môn trong việc triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh; những hộ cố tình vi phạm cần phải xem xét thu hồi thuê đất nuôi tôm và xử phạt theo quy định của pháp luật, không để tình trạng làm trái các quy định để dịch bệnh phát sinh lây lan cho các hộ nuôi khác.

Các địa phương có diện tích nuôi tôm cũng cần khẩn trương đánh giá kết quả triển khai công tác phòng chống dịch bệnh trên tôm nuôi trong vụ xuân hè, đặc biệt chấn chỉnh, bổ cứu các tồn tại trong công tác phòng chống dịch bệnh thời gian qua, triển khai kịp thời các giải pháp phòng chống dịch bệnh đối với nuôi tôm vụ 2 sắp tới; tăng cường kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về vận chuyển, nhập giống không qua kiểm dịch, thức ăn không đảm bảo và sử dụng hóa chất cấm trong nuôi trồng thủy sản; theo quy định.

Về phía Sở NN&PTNT, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc cơ quan này chỉ đạo Chi cục Thú y, cơ quan chuyên môn tiếp tục thực hiện kiểm tra, giám sát, hướng dẫn các biện pháp phòng chống dịch bệnh; tăng cường công tác kiểm dịch, kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y các cơ sở sản xuất - kinh doanh con giống, kinh doanh thuốc thú y thủy sản, các cơ sở nuôi trồng; đồng thời cung ứng đầy đủ hóa chất chlorine kịp thời hỗ trợ cho công tác xử lý dịch bệnh. Tổng hợp tình hình dịch bệnh, kết quả phòng chống dịch bệnh tại các địa phương, báo cáo kịp thời, chính xác hàng ngày về Sở để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.

Sở NN&PTNT cũng cần chỉ đạo Chi cục Nuôi trồng Thủy sản tăng cường công tác tuyên truyền hướng dẫn các hộ nuôi tôm thực hiện tốt quy trình kỹ thuật nuôi và quản lý chất lượng môi trường trong nuôi tôm theo quy định; thông tin kịp thời và phối hợp với Chi cục Thú y trong công tác phòng chống dịch bệnh; chuẩn bị các trang thiết bị máy móc phục vụ kịp thời cho công tác xét nghiệm mẫu tôm...

Theo thông báo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tình hình dịch bệnh tôm diễn ra hết sức phức tạp tại nhiều địa phương trên cả nước. Tính đến thời điểm hiện nay, tổng diện tích tôm nuôi bị bệnh là 22.532 ha. Phần lớn tôm bị hội chứng gây hoại tử gan tụy và tập trung ở những diện tích nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh.

Hải Xuân
Nguồn:baohatinh.vn

 Tags: tôm nuôi

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập471
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm468
  • Hôm nay42,956
  • Tháng hiện tại748,069
  • Tổng lượt truy cập90,811,462
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây