Học tập đạo đức HCM

Chăn nuôi nhỏ chờ cơ hội “trở mình”

Thứ ba - 07/07/2015 05:50
Mặc dù bị đánh giá là ở “chiếu dưới” khi tham gia các Hiệp định thương mại tự do, nhưng các chuyên gia vẫn cho rằng, ngành chăn nuôi Việt Nam vẫn có cơ hội “trở mình” nếu có chiến lược cải tổ và phát triển đúng đắn.

Cựu Đại sứ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông David B. Shear, trong một cuộc nói chuyện gần đây về Hiệp định TPP tại Đại học Cần Thơ, đã nhận định rằng xuất khẩu của Việt Nam dự báo sẽ tăng 37% trong những năm đầu tham gia TPP. Việt Nam sẽ hưởng lợi lớn từ việc mở rộng cửa vào thị trường Hoa Kỳ và các thị trường khác vì TPP sẽ giảm thuế đối với nhiều mặt hàng xuất khẩu then chốt của Việt Nam.

 

Chan nuoi nho cho co hoi “tro minh”
Dây chuyền sản xuất theo tiêu chuẩn Châu Âu của công ty Ba Huân.
 
Ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai cũng chỉ ra rằng khi TPP có hiệu lực thì thuế nhập khẩu các mặt hàng nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, giống… cũng sẽ bằng 0 (mức thuế hiện nay từ 5 – 10%). Khi đó giá thành chăn nuôi cũng sẽ giảm tương ứng. Người chăn nuôi nên đẩy năng suất tăng thêm để tăng lợi nhuận. Các doanh nghiệp có thể tận dụng cơ hội TPP để tiếp nhận các công nghệ tiên tiến được chuyển giao từ các quốc gia thành viên TPP để chuyển giao cho nông dân và đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp chế biến, làm tăng giá trị các sản phẩm chăn nuôi xuất khẩu.
Ông Nguyễn Xuân Dương - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi.
Chúng ta cần rà soát, lựa chọn những sản phẩm thế mạnh. Chẳng hạn gà lông trắng không là lợi thế của ta, nhưng gà lông màu, gà bản địa đang phát triển với giá trị gia tăng cao, nên có thể phát triển... Ngoài ra, Việt Nam có lợi thế canh tác lúa gạo nên cần tập trung nuôi những con vật sử dụng lúa gạo như vịt, gà vườn.

Nói về cơ hội của ngành chăn nuôi Việt Nam trước thách thức hội nhập, ông Nguyễn Xuân Dương - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ NNPTNT cho rằng vẫn còn đủ thời gian cho ngành chăn nuôi trong nước thay đổi nếu chúng ta bắt đầu ngay từ bây giờ. Ông Dương cho biết trong đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi, Bộ NNPTNT đã chỉ đạo lựa chọn, tập trung phát triển những sản phẩm chăn nuôi chiến lược, có sức cạnh tranh. như lợn, vịt, gà lông màu. 

“Chúng ta cần rà soát, lựa chọn những sản phẩm thế mạnh, hạn chế sự gia tăng những sản phẩm không thế mạnh. Chẳng hạn gà lông trắng không là lợi thế của ta, nhưng gà lông màu, gà bản địa đang phát triển với giá trị gia tăng cao, nên có thể phát triển giống gà này. Thời gian tới, sẽ tập trung chế biến các sản phẩm gia cầm ở quy mô công nghiệp. Ngoài ra, Việt Nam có lợi thế điều kiện tự nhiên trong canh tác lúa gạo nên cần tập trung nuôi những con vật sử dụng lúa gạo như vịt, gà vườn… Đặc biệt, thế mạnh của Việt Nam là toàn bộ các vùng duyên hải Nam Trung Bộ, đồng bằng sông Cửu Long… có điều kiện để phát triển vịt siêu thịt, vịt siêu trứng” – ông Dương nêu ý kiến.

 

Chan nuoi nho cho co hoi “tro minh”

 

Dây chuyền sản xuất theo tiêu chuẩn Châu Âu.
Bên cạnh những giải pháp nêu trên, một số chuyên gia cũng cho rằng, Nhà nước cần tiến hành bình ổn giá thức ăn chăn nuôi, đầu tư sản xuất con giống, áp dụng công nghệ cao để giảm giá thành sản phẩm; giảm thuế nhập khẩu một số nguyên liệu thức ăn chăn nuôi; đẩy mạnh cơ cấu lại vùng chăn nuôi; xây dựng các vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh để không chỉ phục vụ tốt thị trường trong nước mà còn đẩy mạnh xuất khẩu, nâng cao giá trị gia tăng cho toàn ngành. Công tác nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại để xuất khẩu các sản phẩm có thế mạnh, đặc biệt là sản phẩm thịt cần được tăng cường. Việc thay thế một số nguyên liệu, như đưa gạo lật vào thay thế một phần ngô, cho trồng một số giống ngô biến đổi gen để tăng năng suất và sản lượng ngô trong nước... cũng cần được đẩy mạnh.
Theo danviet.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập309
  • Hôm nay81,548
  • Tháng hiện tại786,661
  • Tổng lượt truy cập90,850,054
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây