Theo thiết kế máy này có kích thước (dài - rộng – cao) là 4,8x2x2,6m, trọng lượng 800kg. Ngoài phần thùng máy các bộ phận khác của máy có thể tháo rời để dễ dàng di chuyển trên những đồng ruộng, sau đó lắp ráp lại để tuốt đậu.
Về nguyên lý hoạt động của máy, đậu phộng được đưa lên băng tải, đi vào trống tuốt dọc trục. Trống nhận momen quay từ máy kéo sinh ra lực ly tâm ép các cây đậu vào máng tuốt làm cho hạt đậu và lá đậu bứt ra khỏi dây và rơi xuống sàn.
Dây được đưa ra ngoài quạt đẩy, cuối trống còn lá và hạt sau khi xuống sàn di chuyển đến quạt hút làm cho lá bay ra ngoài. Hạt tiếp tục di chuyển ra sau cùng với thân gãy, còn lá và tạp chất có khối lượng nhỏ được hút ra ngoài. Sau đó hạt và thân cây gãy di chuyển ra ngoài gặp lưới sàng có lỗ vừa bằng hạt rớt xuống máng, còn thân cây di chuyển ra ngoài rơi xuống đất.
Kỹ sư Phong cho biết để làm ra cái máy, anh và các công nhân phải mất hơn 1 năm mày mò nghiên cứu và trải qua hàng chục lần thử nghiệm, cải tiến. Để làm ra máy này anh tốn gần 250 triệu đồng, nhưng giá bán chiếc máy chỉ khoảng 110 triệu đồng.
Về hiệu quả của máy tuốt đậu phộng, kỹ sư Phong cho biết: “Theo số liệu lấy thực tế tại xã Lộc Hưng, huyện Trảng Bàng, chi phí tuốt đậu phộng cho 1ha được tính theo tấn là khoảng 1,5 triệu đồng. 1 ha bình quân đạt 4 tấn chi phí sẽ vào khoảng 6 triệu đồng tiền nhân công, tương đương khoảng 40 lao động thủ công. Trong khi đó máy tuốt đậu phộng 1 ca (khoảng 8 giờ) có thể tuốt được hơn 6 tấn.
Theo danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã