Cụ thể, 3 giống ngô biến đổi gen là giống NK66 Bt, NK 66 GT và Nk66 BT/GT sẽ chính thức được áp dụng cho các vùng trồng ngô trên cả nước.
Trong số đó, giống NK 66 Bt được áp dụng trồng ở các vùng trồng ngô có áp lực cao về sâu đục thân; giống NK66 GT cho vùng trồng ngô sử dụng thuốc trừ cỏ ở giai đoạn ngô 3-4 lá; giống NK66 Bt/GT cho vùng trồng ngô có áp lực cao về sâu đục thân và sử dụng thuốc trừ cỏ ở giai đoạn ngô 3-4 lá.
Phát biểu tại buổi trao đổi, cung cấp thông tin về công nhận 3 giống ngô biến đổi gen, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với Công ty Syngenta tổ chức chiều nay (18/3), tại Hà Nội, ông Phạm Đồng Quảng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho biết, 3 giống ngô biến đổi gen NK66 Bt, NK66 GT và NK66 Bt/GT đều được tạo ra từ giống nền là giống ngô lai NK66.
“Trong khi đó, giống nền NK66 đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận chính thức và bổ sung vào Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất và kinh doanh tại Việt Nam theo quyết định số 40/2006/QĐ-BNN ngày 22/5/2006,” ông Quảng cung cấp thêm.
Mặt khác, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đã công nhận kết quả khảo nghiệm đánh giá rủi ro về ảnh hưởng của giống ngô biến đổi gen NK66 với sự kiện chuyển gen Bt11 (mang gen Cry1Ab kháng sâu đục thân vầ gen chỉ thị pat) và sự kiện gen GA21 (mang gen mepsps kháng thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất glyphosate) đối với môi trường và đa dạng sinh học theo quyết định số 376/QĐ-BNN-KHCN ngày 27/2/2013.
Sự kiện chuyển gen Bt11, GA 21 cũng đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cấp giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi.
Theo ông Kumar Datta, Tổng Giám đốc Công ty Syngenta Việt Nam, trong thời gian tới Công ty Syngenta sẽ phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn các tỉnh, thành phố xây dựng chi tiết kế hoạch chuyển giao và phổ biến rộng rãi 3 giống ngô này vào sản xuất nhằm mang lại hiệu quả cao nhất, góp phần nâng cao thu nhập của người nông dân.
“Đặc biệt, năm 2015 Công sy Syngenta sẽ tập trung xây dựng nhiều điểm trình diễn tại các vùng phù hợp, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan khuyến nông của địa phương để đào tạo, tập huấn và hướng dẫn nông dân kỹ thuật canh tác các giống ngô chuyển gen trực tiếp ngoài đồng ruộng để nông dân có thể hiểu rõ về giống cũng như các biện pháp kỹ thuật chăm sóc để phát huy hết tiềm năng của giống, góp phần tăng năng suất, sản lượng và tăng hiệu quả kinh tế,” ông Kumar Datta nhấn mạnh.
Về năng suất, chất lượng: Giống NK66Bt cho năng suất trung bình 9,24 tấn/ha, vượt trội so với giống nền (8,06 tấn/ha) là 18,6%. Giống ngô biến đổi gene NK66 GT cho năng suất trung bình 8,43 tấn/ha, tương đương so với giống nền (8,42 tấn/ha). Giống ngô biến đổi gen NK66 Bt/GT cho năng suất trung bình 9,24 tấn/ha, vượt trội so với giống nền (7,76 tấn/ha) từ 12,4 – 37,5%.
Chất lượng hạt thương phẩm của giống ngô NK66Bt, Nk66 Bt/GT cũng tốt hơn so với giống nền do hạt không bị hạt bởi sâu đục thân và nấm bệnh.
Về hiệu quả kinh tế, xã hội và bảo vệ môi tường: Việc sử dụng giống ngô biến đổi gen NK66 Bt, NK66 GT, NK66 Bt/GT cho hiệu quả kinh tế cao hơn rõ rệt so với giống nền (giống NK66 Bt cao hơn giống nền NK66 là 30,1%; Nk66 GT cao hơn giống nền là 7,8%; Nk66 Gt/BT cao hơn giống nền là 35,3%.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã