“Bạc mặt” vì bệnh bạc lá lúa.
Ở Việt Nam, bệnh bạc lá lúa được phát hiện từ năm 1954 trên các giống lúa địa phương cao cây, song mức độ thiệt hại khi đó không nghiêm trọng. Cho đến khi phong trào thâm canh lúa phát triển, bà con gieo trồng các giống lúa cải tiến, sử dụng nhiều phân bón (đặc biệt là phân đạm) thì bệnh bạc lá thực sự đã trở thành nỗi lo của bà con nông dân.
Đã có nhiều biện pháp phòng chống bệnh bạc lá được đề ra: Cải tiến chế độ canh tác, biện pháp hóa học, biện pháp phòng trừ sinh học, biện pháp chọn tạo giống chống bệnh... Biện pháp chọn tạo giống chống bệnh là biện pháp hữu hiệu nhất, thân thiện với môi trường.
Cứu tinh của nhà nông.
Bệnh bạc lá lúa gây thiệt hại nặng nề và là nỗi lo lắng, trăn trở nhất của bà con nông dân cả nước. Thấu hiểu được nỗi lo đó, hơn 10 năm qua, Công ty CP Giống cây trồng Miền Nam (SSC) đã nghiên cứu và cho ra đời một số sản phẩm giống lúa lai có chứa gen Xa 21 – gen kháng bệnh bạc lá. Tiêu biểu cho thời kỳ đầu là giống bác ưu 903 KBL – “cứu tinh” cho những chân đất vàn sâu, úng trũng trong vụ mùa, cho năng suất cao, ổn định, chất lượng cơm gạo khá. Hầu hết các địa phương như Hải Phòng, Nam Định, Ninh Bình, Hà nam… đều chọn 903 KBL là giống chủ lực cho vụ mùa để đối chọi với bệnh bạc lá.
Tiếp theo thành công của bác ưu 903 – KBL, SSC đã cung cấp ra thị trường một bộ giống lúa cảm ôn có tính kháng bệnh bạc lá, phù hợp cho đủ mọi vùng miền và chân đất như: Nhị ưu 838 KBL, nam ưu 603, nam ưu 604. Đặc biệt, giống nam ưu 209 không những kháng tốt bệnh bạc lá mà còn hạn chế nhiễm đạo ôn. Ngoài ưu điểm về khả năng chống chịu bệnh tốt và năng suất cao, tiêu chí gạo trắng trong, cơm thơm ngon đã thuyết phục được một số đơn vị cung ứng gạo như Công ty Lương thực Miền Bắc, Công ty Lương thực Sông Hậu lựa chọn thời gian qua.
Thực hiện chủ trương thích ứng biến đổi khí hậu, SSC cũng đã cho ra lò giống lúa lai chịu mặn HR 182. Với độ mặn 5 phần nghìn ở các chân đất 1 lúa – 1 tôm vùng Cà Mau, Kiên Giang hay các huyện Tĩnh Gia và Hậu Lộc của Thanh Hóa, HR 182 đã cho năng suất cao > 8 tấn/ha. Ông Dương Thành Tài - Phó Tổng Giám đốc phụ trách nghiện cứu của SSC cho biết: “Trong tương lai, hầu hết các giống lúa lai của SSC cho miền Bắc đều có tính kháng bệnh bạc lá”.
Mỗi giống lúa lai SSC cung cấp ra thị trường đều có những đặc tính ưu việt: Thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao, chống đổ, chịu úng tốt, chất lượng gạo khá và đặc biệt là kháng bạc lá rất tốt, từ đó giảm chi phí phun thuốc trừ bệnh, giảm công, thân thiện với môi trường, tránh gây độc hại và cho chất lượng gạo tốt hơn, lợi nhuận cao hơn. Trồng các giống lúa kháng bạc lá, nông dân có thể giảm chi phí phun trừ bệnh 1,5 triệu đồng/ha, bội thu do tính kháng bệnh 3 triệu đồng/ha (500kg, giá 6.000 đồng/kg). Tổng lợi nhuận tăng 4,5 triệu đồng/ha so với nhiều giống lúa khác (theo tính toán của SSC).
Không chỉ là một trong những doanh nghiệp sản xuất giống cây trồng có chất lượng cao đứng nhất nhì cả nước, SSC còn là đơn vị nhập nội và độc quyền phân phối sản phẩm tại Việt Nam một số giống lúa lai có nguồn gốc Trung Quốc như CNR 02, xuyên hương 178, vân quang 14... Với một số đặc điểm như: Giống cảm ôn trồng được cả 2 vụ, thời gian sinh trưởng tương đương với giống nhị ưu 838, tiềm năng năng suất cao từ 80-90 tạ/ha, chống đổ tốt, thích hợp với chân đất vàn, vàn thấp..., các giống lúa lai nhập nội của SSC cũng đã và đang được người sản xuất mến mộ.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã