Học tập đạo đức HCM

Chủ động bảo vệ cây trồng, vật nuôi

Thứ ba - 06/06/2017 22:28
Nắng nóng gay gắt xảy ra trên diện rộng kéo dài gần một tuần qua không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe con người mà còn tác động tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp. Trong bối cảnh đó, ngành Nông nghiệp khuyến cáo các địa phương và nông dân chủ động thực hiện các giải pháp phòng, chống nhằm bảo vệ cây trồng, vật nuôi, giảm thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.

 

 

Cơ giới hóa thu hoạch lúa xuân giúp nông dân bớt vất vả trong những ngày nắng nóng. 


Nỗ lực chống nắng cho cây trồng, vật nuôi

Ngày 5-6, giữa cái nắng như đổ lửa, nông dân ngoại thành vẫn phải nỗ lực tìm mọi cách chống nắng cho cây trồng, vật nuôi nhằm giảm tối đa thiệt hại. Ông Nguyễn Văn Thính, thôn Thanh Hội, xã Trung Tú (huyện Ứng Hòa) cho biết, dù đã tăng lượng nước trong ao, nhưng gia đình vẫn bị thiệt hại gần 1 tạ cá. "Do thả cá mật độ dày, độ sâu của ao chưa đạt chuẩn, gặp thời tiết nắng nóng đỉnh điểm nên xảy ra hiện tượng cá chết. Nếu tình trạng nắng nóng tiếp tục kéo dài, nguy cơ cá sẽ còn tiếp tục chết" - ông Thính lo lắng. Nói về hiện tượng này, Giám đốc Hợp tác xã Thủy sản Trung Tú (xã Trung Tú) Nguyễn Đình Huy cho biết: Nắng nóng làm tăng quá trình phân hủy chất hữu cơ, thức ăn dư thừa trong ao nuôi trở thành khí độc làm cho cá bị ngạt khí và dễ bị mắc bệnh. Hiện tượng cá chết chủ yếu xảy ra ở ao nuôi thả mật độ cao, ao nông.

Theo ghi nhận của phóng viên, ở một số trang trại chăn nuôi khép kín, những ngày nhiệt độ lên đến 40oC, hệ thống làm mát đều hoạt động hết công suất và nước được bơm lên mái để hạ nhiệt. Tại cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ, nhiều hộ phải lắp thêm hệ thống phun sương tự động. Ông Nguyễn Quốc Phi, chủ trang trại chăn nuôi khép kín quy mô 60 con lợn nái ở xã Phù Linh (huyện Sóc Sơn) cho biết, việc chăm sóc vật nuôi những ngày nắng nóng rất vất vả, chi phí cao hơn 10% so với ngày thường. 

Lĩnh vực trồng trọt không bị ảnh hưởng lớn như chăn nuôi, nhưng nắng nóng cũng đang gây khó khăn cho sản xuất. Bà Nguyễn Thị Khuê ở huyện Thanh Oai cho biết: Gia đình có 5 mẫu lúa đã đến thời kỳ thu hoạch, nhưng vì quá nắng nóng nên chỉ gặt được vào buổi sáng sớm và chiều muộn khiến tiến độ chậm hơn so với dự kiến.

Trao đổi về vấn đề này, Trưởng phòng Trồng trọt (Sở NN&PTNT Hà Nội) Nguyễn Thị Thoa cho biết: Trong những ngày nắng nóng vừa qua, cây trồng không bị ảnh hưởng nhiều nhưng việc thu hoạch lúa xuân bị chậm tiến độ so với ngày thường. Vụ xuân 2017, toàn thành phố gieo trồng 99.600ha, đến nay đã thu hoạch được 75% diện tích. Cũng do nắng nóng, nhiều hộ dân đã tạm ngừng trồng hoa màu để đợi mưa vì nếu canh tác trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt như hiện nay chi phí sẽ tăng cao, dễ ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Chị Trần Thị Liên ở xã Tiền Phong (huyện Mê Linh) cho biết, gia đình đang trồng các loại rau ăn lá ngắn ngày nhưng nay đã tạm ngừng, vì gieo trồng vào ngày nắng nóng không hiệu quả, trong khi chi phí chăm sóc có thể cao hơn từ 3 đến 5% so với ngày thường.

Chủ động ứng phó với thời tiết cực đoan

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương, từ hôm nay, ngày 6-6, nhiệt độ sẽ giảm, nhưng để giảm tối đa thiệt hại về kinh tế, ngành Nông nghiệp khuyến cáo nông dân không nên lơ là, chủ quan; tranh thủ thời tiết thuận lợi để hoàn thành thu hoạch lúa xuân 2017, đồng thời chuẩn bị các bước gieo mạ, làm đất, đổ ải vụ mùa 2017 theo đúng kế hoạch. Đối với diện tích nuôi trồng thủy sản, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Hà Nội Hoàng Tiến Minh cho biết, cần kịp thời bổ sung, duy trì mực nước trong ao nuôi từ 1,5 đến 2m trở lên, đồng thời tăng thời gian sử dụng quạt đảo nhằm tạo ôxy, tăng cường trao đổi chất, bảo đảm vật nuôi sinh trưởng, phát triển. Nông dân cần tuân thủ chế độ cho cá ăn vào lúc thời tiết mát, nhiệt độ giảm và cho ăn nhiều lần trong ngày với lượng thức ăn phù hợp...

Để bảo vệ đàn gia súc, gia cầm, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y Hà Nội Nguyễn Ngọc Sơn khuyến cáo các hộ dân cần sửa chữa chuồng trại để chắn gió nóng, giữ khô nền chuồng, vệ sinh sạch sẽ, lắp quạt thông gió; thường xuyên cung cấp đủ nước uống, giảm thức ăn giàu năng lượng, tăng thức ăn nhiều vitamin, khoáng chất, điện giải... Riêng đối với trâu, bò, không nên cho ra đồng vào thời điểm nắng nóng gay gắt và tăng cường thức ăn thô, xanh...

Sở NN&PTNT cũng khuyến cáo nông dân cần chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống phù hợp, đúng kỹ thuật để bảo đảm sản xuất ổn định. Đặc biệt, khi có hiện tượng gia súc, gia cầm ốm, chết bất thường, người chăn nuôi cần sớm thông báo cụ thể tình hình tới chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng để kịp thời xử lý, khoanh vùng, tránh lây lan diện rộng...
 
 
Ngọc Quỳnh - Bạch Thanh/hanoimoi.com.vn
 Tags: nông nghiệp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập476
  • Hôm nay90,369
  • Tháng hiện tại795,482
  • Tổng lượt truy cập90,858,875
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây