Học tập đạo đức HCM

Cơn “khát” nhân công thu hái cà phê lại tiếp diễn ở Tây Nguyên

Thứ bảy - 27/10/2012 07:36
Hiện nay, các tỉnh Tây Nguyên đang bước vào chính vụ thu hái cà phê niên vụ 2012 - 2013, tuy nhiên, giá nhân công năm nay đã tăng từ 10 đến 15% so với niên vụ trước người trồng cà phê đang gặp khó khăn khi tìm thuê nhân công hái càphê.
Điều này đang tạo nên một “cơn sốt” thiếu nhân công đối với người dân, bởi trên 85% diện tích cà phê trong tỉnh là của hộ tư nhân. Nguyên nhân xảy ra tình trạng này là do hầu hết các hộ trồng cà phê đều không có đủ nhân lực tại gia; việc thuê lao động ngoài tỉnh gặp khó do công việc mang tính thời vụ từ 1 - 2 tháng.
Tìm hiểu về vấn đề này, một số người dân trồng cà phê tại huyện Krông Năng (Đăk Lăk) cho biết, để thu hái cà phê chính vụ, thì mỗi hecta phải tốn từ 60 – 70 ngày công, vì vậy, mỗi hộ dân phải thuê thêm từ 4 – 5 lao động/ngày để thu hái càphê cho kịp thời vụ và tránh mất trộm càphê. Ông Trịnh Văn Tình ở xã Ea Tân, huyện Krông Năng cho biết: “Thời điểm này mọi năm, gia đình tôi đã thuê được bảy nhân công, đủ để thu hái 2 hecta càphê của nhà mình, nhưng đến nay, tôi vẫn chưa tìm được ai, đây là tình trạng chung của cả xã, cả huyện”. Trước tình trạng cung không đủ cầu, nhân công thu hái cà phê thuê thường “làm mình, làm mẩy” với chủ vườn, nếu chủ vườn khắt khe về giờ giấc, tiền công, họ sẵn sàng bỏ đi làm cho chủ khác. Chị Triệu Thị Hành, ở xã Cư Suê, huyện Cư M’gar than: “Năm ngoái, gia đình tôi thuê nhân công thu hái cà phê khoảng 100.000 – 120.000 đồng/người/ngày, nay tăng lên 150.000 đồng/người/ngày mà chỉ tìm được hai người từ quê Nghệ An vào hái thuê, nhưng tôi phải nuôi ăn ngày ba bữa, họ mới làm”. Nhân công khan hiếm, giá thuê cao như vậy, thu nhập của người trồng càphê bị ảnh hưởng ít nhiều do giá cà phê nhân trên thị trường đang trên đà tụt dốc.
Lâm Đồng là tỉnh có diện tích cà phê đứng thứ 2 sau Đắk Lắk, hiện toàn tỉnh hiện có khoảng 130.000 ha cà phê. Diện tích cà phê nhiều nhất tập trung ở các huyện Di Linh, Lâm Hà, Đức Trọng, Bảo Lâm và thành phố Bảo Lộc… Theo kinh nghiệm của nông dân, bình quân mỗi ha cà phê ít nhất phải cần đến 2-3 lao động thu hái. Như vậy, đến thời vụ thu hái, lao động ở vùng cà phê lại thiếu trầm trọng. Riêng ở huyện Di Linh hiện có hơn 40.000 ha cà phê. Cứ đến mùa thu hái, ngoài số lao động tại địa phương, Di Linh có trên 30.000 lao động từ các nơi về đây làm thuê. Nếu không có lực lượng lao động này thì chắc chắn không ít diện tích cà phê sẽ bị rụng quả, vì không thể nào thu hái kịp.
Hay tại tỉnh Đắk Nông, nhiều nông dân tại đây cho biết mọi năm vào mùa vụ, tình trạng khan hiếm lao động vẫn diễn ra nhưng năm nay tình trạng đặc biệt nghiêm trọng. Trung bình 1 ha cà phê cần khoảng 3-4 nhân công thu hái. Ước tính niên vụ 2012-2013, toàn tỉnh có gần 80.000 ha cà phê, với sản lượng ước đạt trên 120.000 tấn và phải tập trung thu hoạch chỉ trong vòng 1-2 tháng, vì vậy, lượng nhân công cần thiết lên đến hàng trăm ngàn người. Cùng thời điểm này năm ngoái, giá thuê nhân công bao ăn chỉ từ 100-120.000 đồng, nhưng năm nay, giá dao động từ 150-160.000 đồng, thậm chí ở xã Đắk Búk So, huyện Tuy Đức, người dân phải trả 170.000 đồng/người/ngày. Nhiều vườn cà phê đã chín rộ nhưng không ít nhà vườn vẫn chưa tìm được nhân công thu hái. Vì vậy, dù được mùa, được giá nhưng nhiều nông dân vẫn hết sức lo lắng bởi nguy cơ mất cắp và tiêu hao sản lượng do cà phê chín rụng không được thu hái kịp thời.
Do tình trạng thiếu lao động, nên cứ đến đầu vụ thu hái cà phê, tại các địa phương lại phát sinh một hiện tượng rất phức tạp, là tự phát xuất hiện một “thị trường lao động”. Bên cạnh việc người dân các nơi đến vùng cà phê làm thuê một cách chân chính, có một số người lợi dụng câu kết với nhau tạo đường dây làm ăn bất chính, mà phổ biến là cách lừa đảo nói trên. Ngoài ra, còn phát sinh tình trạng trộm cắp và các hiện tượng tiêu cực khác. Ngoài ra, “dến hẹn lại lên”, năm nào cũng vậy, cứ đến mùa thu hái cà phê, dịch vụ “cò” lao động từ những xe ôm, xe khách lại rộ lên. Tìm được một người làm thuê phải mất vài trăm ngàn đồng tiền cò là vấn đề bất đắc dĩ mà người dân vùng cà phê có thể bấm bụng chấp nhận được. Thế nhưng, cho đến thời điểm này, công lao động vẫn đang khan hiếm, rất nhiều nhà vườn vẫn chưa tìm được người thu hái. Đây là vấn đề khá nan giải, khi bước vào thời khắc cao điểm mùa thu hái cà phê.
Hiện nay, các tỉnh Tây Nguyên có trên 502.600ha càphê, trong đó có 466.900ha cà phê cho sản phẩm, với sản lượng ước đạt trên 1 triệu tấn cà phê nhân, trong đó tỉnh Đắk Lắk đạt trên 420.000 tấn.
 
Bá Thăng
Nguồn:baocongthuong.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập180
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm177
  • Hôm nay34,561
  • Tháng hiện tại993,308
  • Tổng lượt truy cập91,056,701
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây