Sau bốn năm triển khai Dự án “Chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam”, Hà Tĩnh đã xây dựng được gần 800 bể biogas, giúp mỗi hộ tiết kiệm từ 300.000 – 350.000 đồng/tháng tiền mua chất đốt, tiền điện, đồng thời giải quyết được tình trạng xả thải chất thải chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường, giảm thiểu nguy cơ dịch bệnh cho gia súc.
Bên cạnh đó, việc sử dụng hầm chứa biogas còn giúp các hộ tiết kiệm được lượng phân bón dùng trong nông nghiệp. Gia đình ông Nguyễn Văn Đồng ở thôn 9, xã Cẩm Thăng, huyện Cẩm Xuyên tiết kiệm được hàng chục kg phân đạm urê nhờ việc sử dụng hàng trăm kg bã thải từ bể biogas. Quá trình theo dõi cho thấy, loại phụ phẩm này không chỉ giúp lúa trổ hạt đều, chắc mà còn cho năng suất cao hơn so với việc bón phân chuồng truyền thống.
Với những ích lợi thiết thực nêu trên, Dự án đang tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia xây dựng bể biogas để xử lý chất thải trong chăn nuôi, tạo nguồn năng lượng sạch, nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập cho bà con.
Một số hình ảnh xây dựng bể biogas tại Hà Tĩnh:
Kỹ thuật viên của Dự án hướng dẫn thợ xây bể biogas tại xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Xuyên
Sử dụng khí biogas để đun nấu
… và thắp sáng
Mô hình lúa sử dụng phụ phẩm khí sinh học tại xã Cẩm Thăng, huyện Cẩm Xuyên
Bài, ảnh: Ngô Thắng
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới
Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố