Học tập đạo đức HCM

Đánh bắt cá ngừ kiểu Nhật gặp khó

Thứ năm - 10/03/2016 21:27
Sau gần 2 năm triển khai, đề án đánh bắt cá ngừ kiểu Nhật tại Bình Định chưa đạt hiệu quả như kỳ vọng, ngư dân không mấy mặn mà.
Giữa năm 2014, đề án “Tổ chức khai thác, bảo quản, thu mua, xuất khẩu cá ngừ theo chuỗi” (thường gọi là đề án “Đánh bắt cá ngừ kiểu Nhật”) do Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) hỗ trợ, bắt đầu triển khai tại Bình Định. Từ chỗ thí điểm cho 5 tàu cá đầu tiên ở huyện Hoài Nhơn, đến cuối năm 2015, JICA tiếp tục hỗ trợ 25 bộ thiết bị khai thác cá ngừ đại dương cho 25 ngư dân tham gia đề án.
 
Cá ngừ được đánh bắt theo công nghệ Nhật Bản tại tỉnh Bình Định.
Tỉnh Bình Định cũng đã chi hàng tỉ đồng hỗ trợ ngư dân mua sắm các thiết bị đánh bắt, bảo quản cá ngừ đại dương theo phương pháp hiện đại của Nhật Bản.
Trong khuôn khổ đề án, Công ty CP Thủy sản Bình Định (Bidifisco) và Công ty Kato Hitoshi General Office Co., Ltd đã ký hợp đồng xuất khẩu cá ngừ đại dương sang Nhật Bản. Theo đó, Công ty Kato Hitoshi General Office Co., Ltd là đại diện của Bidifisco ở Nhật Bản để đưa cá ngừ đại dương vào bán tại các trung tâm đấu giá và chuỗi cửa hàng hải sản thuộc các đối tác của công ty tại Nhật Bản. Còn Bidifisco đảm nhiệm bao tiêu sản phẩm cho ngư dân đánh bắt cá theo công nghệ Nhật Bản với giá cao hơn thị trường 20%.
Thời gian qua, đã có hàng trăm con cá ngừ đại dương đánh bắt theo công nghệ mới được xuất sang bán đấu giá tại Nhật Bản. Trong đó, chuyến xuất khẩu cá ngừ đầu tiên vào đầu tháng 8-2014 với số lượng 10 con (tổng trọng lượng 448 kg), bán đấu giá tại chợ cá Trung tâm Bán đấu giá Osaka với giá bình quân 240.000 đồng/kg (gấp 3 lần giá thu mua tại Bình Định vào thời điểm đó).
Dù cá xuất khẩu sang Nhật Bản được bán với giá cao nhưng ngư dân không mấy mặn mà. Ông Trần Văn Tòa (ngụ xã Tam Quan, huyện Hoài Nhơn), một trong những chủ tàu tham gia đề án thí điểm, cho hay việc áp dụng kỹ thuật đánh bắt mới tuy phức tạp nhưng vẫn làm được. Cái khó là Bidifisco yêu cầu mỗi chuyến biển tối đa 15 ngày để bảo đảm chất lượng cá.
“Hiện chi phí cho tàu cá trong mỗi chuyến biển mất cả trăm triệu đồng, thời gian đi về đã mất 5 ngày đêm. Chuyến biển chỉ 15 ngày thì không thể khai thác được nhiều cá, thu không đủ bù chi” - ông Tòa tính toán. Hiện mỗi kg cá xuất khẩu được tỉnh hỗ trợ thêm 50.000 đồng và doanh nghiệp thu mua cao hơn giá thị trường 20% nhưng ngư dân vẫn than lỗ.
Không riêng gì ngư dân, doanh nghiệp thu mua cá xuất khẩu cũng kêu khó. Theo Bidifisco, dù vận chuyển bằng máy bay nhưng nếu tính từ lúc cá được chở vào bờ đến khi ra phiên chợ đấu giá bên Nhật mất 2 ngày nên chất lượng cá cũng giảm đáng kể, dẫn đến giá bán không cao. Trong khi đó, giá thu mua cùng chi phí vận chuyển đã lên 170.000 đồng/kg, nếu kết quả đấu giá tại Nhật Bản dưới 300.000 đồng/kg thì Bidifisco bị lỗ.
Ông Trần Kim Dương, Chi cục phó Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Bình Định, thừa nhận yêu cầu thời gian đánh bắt như trên rất khó cho ngư dân. Nhưng để cá bảo đảm chất lượng thì không thể kéo dài hơn. Do đó, mỗi tổ, đội tàu của ngư dân cần thêm một tàu dịch vụ hậu cần để giúp ngư dân đưa hải sản ra chợ sớm hơn và giúp các tàu khác tiết kiệm nhiên liệu.
Theo ông Vũ Đình Đáp, Chủ tịch Hiệp hội Cá ngừ Việt Nam, nếu Bình Định không tổ chức bài bản khâu thu mua, ngư dân đánh bắt kiểu manh mún như hiện nay thì đề án này có nguy cơ “sập tiệm”.
 Theo danviet.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập445
  • Máy chủ tìm kiếm12
  • Khách viếng thăm433
  • Hôm nay59,360
  • Tháng hiện tại764,473
  • Tổng lượt truy cập90,827,866
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây