Hơn 10 năm trước, anh Đỗ Văn Thăng (thôn Phù Xá Đoài, xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) thử sức với mô hình chăn nuôi kỳ đà.
Tuy nhiên, do vốn đầu tư vào con giống lớn, lại thiếu kinh nghiệm nên anh thất bại. Thời điểm này, Nhà nước ban hành một số chính sách khuyến khích nông dân sản xuất theo mô hình trang trại, anh Thăng đánh liều vay ngân hàng gần 1 tỷ đồng lập một trang trại nuôi lợn ngay tại làng quê mình. “Riêng tiền làm chuồng trại cũng bằng tiền xây cả một ngôi nhà mấy tầng, chưa kể tiền mua con giống, thức ăn, và những chi phí khác” - anh Thăng hóm hỉnh nhớ lại.
Sau hơn 10 năm nuôi lợn, trang trại anh Thăng đã có quy mô gần 2ha, tổng đàn lợn của anh luôn dao động từ 800 - 1.000 con, trong đó có trên 100 lợn nái sinh sản, 10 lợn đực giống, 600 lợn thịt, và gần 200 lợn con. Mỗi năm anh cho xuất chuồng 3 - 4 lứa lợn thương phẩm, mỗi lứa hàng chục tấn. Số lợn giống bán ra từ 1.000 - 1.500 con/năm. Trừ chi phí, mỗi năm gia đình anh Thăng thu về hàng tỷ đồng từ chăn nuôi lợn.
Theo danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc kiện toàn BCĐ các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025
Kế hoạch Thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh năm 2025
Báo cáo kết quả công tác tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025
Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới
Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025