Học tập đạo đức HCM

Dấu hiệu nhận biết lợn bị dịch tả

Thứ tư - 30/07/2014 21:21
Các triệu chứng và bệnh tích đặc trưng khi lợn mắc phải dịch tả mà bà con nông dân cần chú ý.

Trong số báo trước, chúng tôi đã thông tin về các tác nhân gây bệnhdịch tả lợn, nguồn bệnh và quá trình lây.

Số báo kỳ này chúng tôi tiếp tục thông tin về triệu chứng và bệnh tích khi lợn mắc phải dịch tả, giúp người chăn nuôi có thể nhận biết và chủ động trong chăn nuôi.

 

Đàn lợn bị bệnh dịch tả. 

 

Về triệu chứng, thời gian nung bệnh ở vật nuôi từ 3-7 ngày và bệnh có thể xuất hiện ở 1 trong 3 thể là thể quá cấp tính, thể cấp tính và thể mãn tính.

Thể quá cấp tính còn gọi là bệnh dịch tả lợn trắng. Bệnh xuất hiện đột ngột, không có triệu chứng ban đầu, vật nuôi có hiện tượng ủ rũ, bỏ ăn và sốt cao 41-42 độ C, giẫy giụa rồi chết khá nhanh trong vòng 24-48 giờ. Diễn biến bệnh trong vòng 1-2 ngày, tỷ lệ chết lên tới 100%.

Ở thể cấp tính, lợn cũng biểu hiện ủ rũ, kém ăn, bỏ ăn và cũng sốt cao như thể nêu trên kéo dài đến lúc gần chết, mắt viêm đỏ có dử, nước miếng chảy, miệng loét phủ bựa vàng ở lợi, chân răng, hầu; lợn thường bị khó thở, ói mửa, nhịp thở rối loạn. Lúc đầu lợn bị táo bón, sau đó tiêu chảy phân bết vào mông, đuôi mùi thối khắm thậm chí còn kèm theo cả máu tươi.

Ở một số vị trí như tai, mõm, bụng và 4 chân xuất huyết lấm tấm. Vào cuối thời kỳ bệnh, lợn bị bại 2 chân sau đi loạng choạng hoặc không đi được. Nếu ghép với các bệnh khác thì các triệu chứng trên trầm trọng hơn.

Biểu hiện ở thể mãn tính, lợn tiêu chảy gầy yếu, lợn bệnh chết do kiệt sức, lợn có thể khỏi bệnh nhưng vẫn mang virus.

Bệnh tích ở thể cấp tính lợn bị bại huyết, xuất huyết nặng ở các cơ quan nội tạng, hạch amidan xuất huyết, niêm mạc miệng, lưỡi tụ máu, dạ dày bị tụ huyết, có nốt loét ở đường tiêu hóa, ở van hồi manh tràng xuất huyết có những vết loét hình cúc áo...

Bệnh tích ở thể bệnh mãn tính phần ruột có những vết loét lõm sâu, bờ cao phủ bựa vàng và phổi có thể bị viêm dính vào lồng ngực.

Khi lợn mắc bệnh thường ghép với một số bệnh khác nên triệu chứng và bệnh tích có thể thay đổi tùy theo ghép với bệnh nào.

Thêm nữa, do đã tổ chức tiêm phòng vaccine nhiều năm nên nhiều trường hợp không phát hiện đầy đủ các bệnh tích điển hình nêu trên.

Để xác định bệnh một cách chính xác cần căn cứ vào kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm trong phòng thí nghiệm do cán bộ thú y trực tiếp lấy mẫu.

Trần Phượng
Nguồn danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập372
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm369
  • Hôm nay47,044
  • Tháng hiện tại735,003
  • Tổng lượt truy cập90,798,396
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây