“Góp gió thành bão”
Cùng với các hội đoàn thể được giao ủy thác cho vay giảm nghèo ở xã Mỹ Hòa Hưng, nguồn vốn dành cho nữ nông dân được đánh giá là rất có hiệu quả. “Bởi lẽ, phụ nữ là đối tượng vay thì đa phần là nông dân, họ đều cần cù, siêng năng, chí thú làm ăn nhưng rất thiếu vốn. Vì thế, khi có được đồng vốn họ rất quý và sử dụng gói ghém, thể hiện bằng những hình thức, cách làm linh hoạt theo kiểu góp gió thành bão”- chị Lê Thị Ánh Nguyệt, cán bộ làm công tác giảm nghèo xã Mỹ Hòa Hưng nhận xét.
Chị Nguyệt nêu dẫn chứng: Chị Bùi Thị Thúy Loan (ấp Mỹ An 1), năm 2012 được Ngân hàng CSXH cho vay 10 triệu đồng để nuôi lợn. Do đầu tư từ đầu nhiều khâu nên 10 triệu đồng chẳng thấm vào đâu. Vậy là chị Loan đã nghĩ ra cách kết hợp với chị Nguyễn Thị Phụng (ngụ cùng ấp), cũng vay được 10 triệu đồng. Hai người hùn nhau xây chuồng bê tông, có hệ thống biogas (hầm khí sinh học) hẳn hoi. Nhờ vậy, chị Loan và chị Phụng nhanh chóng lấy lại vốn. Giờ đây họ đã thoát nghèo.
Còn anh Nguyễn Văn Hùng (ấp Mỹ An 2) thì gói ghém 10 triệu đồng vốn vay bằng cách chia 5 triệu đồng để nuôi dê, còn 5 triệu anh đầu tư trồng rẫy. “Nhờ đồng vốn vay kịp thời, gia đình tôi giờ đây không chỉ thoát cảnh nghèo mà còn xây được căn nhà cấp bốn mới; trả hết nợ, hai đứa con cũng đã vào đại học” – anh Hùng bộc bạch.
Hỗ trợ mô hình nông nghiệp công nghệ cao
Mỹ Hòa Hưng là vùng cù lao vốn có truyền thống trồng rẫy nên đa phần các hộ vay vốn từ Ngân hàng CSXH ở đây đều đầu tư cho sản xuất rau màu. Trong số này không ít hộ có nhu cầu đầu tư sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao nhưng ngán ngại vì thiếu vốn đầu tư ban đầu. Nhờ có nguồn vay từ Ngân hàng CSXH, họ đã mạnh dạn đầu tư làm ăn lớn hơn trước.
Câu chuyện làm ăn hiệu quả trên 7 công đất rẫy (mỗi công 1.000m2) của anh Huỳnh Ngọc Diện ở ấp Mỹ An 2 là một điển hình. Đầu năm 2014, sau khi được vay 20 triệu đồng từ Ngân hàng CSXH, anh Diện đã mạnh dạn góp thêm vốn gia đình để đầu tư làm nông theo hướng công nghệ cao.
“Nói chung có vốn mới dễ làm ăn. Năm nay được vay, tôi quyết định làm lớn một chuyến. Nội tiền giống hơn 85 chậu cúc cấy mô này đã ngốn hết 16 triệu đồng rồi. Rồi hệ thống tưới, các chi phí từ nay đến tết nữa, không có hỗ trợ vốn không làm nổi đâu” – anh Diện cho hay.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới
Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố