Học tập đạo đức HCM

Để cánh đồng mẫu cho tiền tỷ

Thứ ba - 10/02/2015 10:59
Là một trong những tỉnh được Bộ Nông nghiệp và PTNT chọn thí điểm xây dựng “cánh đồng mẫu lớn” (CĐML) ở miền Bắc từ năm 2012, đến nay, Thái Bình đã có 143 mô hình CĐML ở 72 xã với tổng diện tích 6.440,05ha.

Nhiều mô hình mới

Cùng cán bộ Phòng Trồng trọt (Sở Nông nghiệp và PTNT Thái Bình), Chủ nhiệm Hợp tác xã Nông nghiệp Trọng Quan (Đông Hưng) thăm CĐML xanh mướt một màu khi Tết Nguyên đán Ất Mùi đang đến gần, chúng tôi cảm nhận được rõ ràng cuộc sống ấm áp, no đủ ở nơi đây.

Cánh đồng mẫu trồng rau sạch ở xã Quỳnh Hải (Quỳnh Phụ).

Là địa phương được đánh giá có trình độ thâm canh cao nhất nước, thời gian qua, Thái Bình đã thực hiện dự án quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) do các tổ chức quốc tế tài trợ. Đã có một số cán bộ cơ sở và nông dân tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật, bước đầu làm quen với việc ghi chép nhật ký trong quá trình sản xuất. Một số hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp và nông dân từng bước hình thành tư duy sản xuất nông nghiệp hàng hóa, đẩy mạnh sản xuất lúa, trồng các loại rau màu có giá trị kinh tế cao, cung cấp cho doanh nghiệp xuất khẩu, thị trường trong và ngoài địa phương.

Mặt khác, Thái Bình cũng tập trung đẩy mạnh quy hoạch vùng sản xuất, tiến hành dồn điền đổi thửa (DĐĐT), chỉnh trang đồng ruộng, đưa cơ giới vào các khâu trong quá trình sản xuất, hoàn thiện­ hệ thống giao thông, thủy lợi. Ban hành nhiều cơ chế, chính sách cho xây dựng CĐML, như: hỗ trợ kinh phí để các mô hình điểm xây dựng hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng theo cơ chế xây dựng nông thôn mới (XDNTM) của tỉnh (giá trị 25,02 tỷ đồng). Hỗ trợ kinh phí tập huấn và in sổ ghi chép đồng ruộng cho nông dân, phụ cấp cho cán bộ chỉ đạo (0,81 tỷ đồng). Hỗ trợ kinh phí mua giống cho vụ sản xuất đầu tiên 0,45 tỷ đồng (tương ứng 50% giá giống). Tạo điều kiện để các doanh nghiệp, hộ sản xuất được thụ hưởng chính sách ưu đãi về đầu tư, vay vốn trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, nông thôn. Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi để các doanh nghiệp hợp tác xây dựng CĐML. Đồng thời, đẩy mạnh việc vận động các doanh nghiệp liên kết trong thực hiện mô hình CĐML như ứng trước vật tư cho nông dân không tính lãi và thanh toán sau khi thu hoạch.

Có thể thấy, qua phương thức này, góp phần tạo ra sự liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các bên, giúp nông dân yên tâm sản xuất, nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác.

Đơn cử mô hình CĐML ở xã Nguyên Xá (huyện Vũ Thư) với giống lúa chất lượng cao VS1 hoặc RVT và luân canh lúa - màu với công thức: lúa xuân (giống VS1), lúa mùa (giống RVT), đậu tương (vụ đông). Hay xã Trọng Quan với mô hình lúa Nhật DS1 (vụ xuân),  lúa DS1 (vụ mùa),  khoai tây (vụ đông).…

Về sản xuất cây màu giá trị cao được thực hiện ở xã Thụy An (huyện Thái Thụy) với công thức luân canh 4 vụ: thuốc lào, dưa lê, dưa hấu (vụ hè); lúa mùa, hành tỏi (vụ đông). Xã Quỳnh Hải (huyện Quỳnh Phụ) xây dựng mô hình cánh đồng chuyên rau, sản xuất 3-5 vụ/năm, giá trị thu nhập đạt 300-350 triệu đồng/ha/năm…

Là một trong những nông dân tích cực tham gia sản xuất khi có CĐML, ông Lại Ngọc Điển, xóm 14, xã Trọng Quan, phấn khởi: “Từ khi xã thực hiện CĐML, người dân được tiếp cận tiến bộ kỹ thuật, giảm chi phí trong sản xuất, đẩy mạnh thâm canh, cung cấp cho thị trường sản phẩm có chất lượng, từ đó tăng thu nhập, mức sống cho người nông dân”.

Lợi nhuận tăng cao

Nhìn vào tốc độ tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2014 của Thái Bình (đạt 7,46%) phần nào thấy hiệu quả từ việc xây dựng CĐML. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực: nông, lâm, thủy sản chiếm 32,1%; công nghiệp, xây dựng 33,1%; dịch vụ 34,8%... Toàn tỉnh có 267/267 xã hoàn chỉnh quy hoạch XDNTM.

Với sự hỗ trợ của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Thái Bình đã triển khai xây dựng 2 mô hình CĐML tại xã Nguyên Xá (huyện Vũ Thư) và xã Vũ Hòa (huyện Kiến Xương) với diện tích 100ha từ năm 2012. Cụ thể, tại xã Vũ Hòa, đã triển khai 50ha CĐML canh tác giống lúa Japonica DDS1 do Công ty TNHH An Đình cung ứng giống và hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. Tại xã Nguyên Xá triển khai 50ha canh tác giống lúa QR1 và VS1.

Xây dựng CĐML giúp việc áp dụng cơ giới hóa một cách dễ dàng.

Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang phối hợp với Trung tâm Khảo nghiệm khuyến nông - khuyến ngư Thái Bình cũng hướng dẫn các hộ nông dân thực hiện quy trình thâm canh cây trồng từng tuần, từng tháng. Tuy chi phí sản xuất ở cánh đồng mẫu tương đương với đại trà, nhưng năng suất cao hơn 1,87 tạ/ha, giá bán cao hơn, lợi nhuận tăng thêm 3,962 triệu đồng/ha, nông dân không phải mất công phơi, bảo quản sản phẩm vì doanh nghiệp thu mua thóc tươi.

Ngoài 2 mô hình trên, Thái Bình cũng xuất hiện một số vùng sản xuất mang dáng dấp của mô hình CĐML như: xã An Mỹ (huyện Quỳnh Phụ) có 70ha sản xuất giống BC15. Xã Tây Tiến (huyện Tiền Hải) cũng sản xuất lúa hàng hóa T10 do Công ty TNHH Hưng Cúc chỉ đạo sản xuất và thu mua sản phẩm. Nhìn chung, các mô hình này đều có cán bộ chỉ đạo và doanh nghiệp thu mua sản phẩm từ đầu vụ.

Chia sẻ với chúng tôi về hiệu quả của việc xây dựng CĐML, ông Đinh Công Mấn, Chủ tịch UBND xã Bình Định (huyện Kiến Xương) khẳng định: “Làm CĐML giúp điều tiết được nước, phòng trừ sâu bệnh và lúa chín đều cả cánh đồng. Có máy móc cơ giới, ruộng được làm đồng loạt, tránh mỗi ruộng một màu. Hơn nữa, khi có máy gặt đập liên hợp,  góp phần khắc phục cảnh thiếu hụt lao động mùa vụ ở nông thôn hiện nay”.

Nút thắt cần gỡ

Từ thực tiễn phát triển mô hình CĐML ở Thái Bình thấy, nhìn chung, tập quán sản xuất nông nghiệp tự cung tự cấp vẫn là tư duy chính của nông dân Thái Bình nói riêng và miền Bắc nói chung. Do vậy, các doanh nghiệp rất khó mua sản phẩm và nông dân chưa thực sự đầu tư cho công tác nâng cao chất lượng nông sản. Hợp đồng tiêu thụ nông sản còn thiếu chế tài nên nhiều khi doanh nghiệp sau khi đầu tư không thể mua được sản phẩm theo hợp đồng. Điều này là một khác biệt lớn giữa nông dân ở Đồng bằng Bắc Bộ với Đồng bằng sông Cửu Long.

Diện tích sản xuất bình quân đầu hộ nhỏ, manh mún, chưa có chính sách tích tụ đất đai nên ứng dụng cơ giới hóa các khâu làm đất, thu hoạch và nhất là việc tổ chức liên kết để cùng sản xuất đồng loạt hay một vài giống rất khó. Khi trình độ sản xuất của nông dân không đồng đều sẽ khó đạt được sự thống nhất và đồng thuận cao.

Điều này dẫn đến việc tổ chức, điều hành, áp dụng tiến bộ kỹ thuật và tuân thủ quy trình sản xuất khó khăn hơn. Năng lực, trình độ của cán bộ hợp tác xã nông nghiệp ở một số địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới. Doanh nghiệp đầu tư và ký hợp đồng thu mua nông sản với nông dân còn ít, nhất là Thái Bình chưa có hệ thống các công ty, xí nghiệp chế biến nông sản thực sự mạnh và có độ tin cậy cao. Công tác dự báo thị trường và khâu kết nối từ sản xuất đến tiêu thụ còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ… Chưa có sự thống nhất với các doanh nghiệp trong tiêu thụ sản phẩm.

Số hộ nông dân tham gia trong một mô hình nhiều, trình độ không đồng đều nên việc tiếp thu kỹ thuật tiên tiến còn hạn chế, việc ghi chép nhật ký sản xuất ở nhiều nơi chưa được nông dân thực hiện đầy đủ nên khó khăn trong công tác chỉ đạo, điều hành. Nông dân còn thụ động trong vấn đề phát hiện và xử lý dịch hại, lệ thuộc nhiều vào hợp tác xã và trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước khi thấy có mô hình.

“Để CĐML có hiệu quả cao thì nông dân phải tự chủ được trên mảnh ruộng của mình, liên kết chặt chẽ “4 nhà”. Nhà quản lý cần quan tâm hơn nữa đến nông nghiệp, nên đầu tư sâu và chuyển dần sang sản xuất theo hướng hàng hóa. Nhà khoa học định hướng cho bà con sản xuất giống dễ tiêu thụ, thị trường cần, tích cực chuyển giao tiến bộ kỹ thuật. Đối với hợp tác xã, Nhà nước cần quan tâm hơn, đào tạo nghiệp vụ cho họ, hỗ trợ vốn sản xuất kinh doanh”, ông Trần Minh Bằng, Chủ nhiệm Hợp tác xã nông nghiệp Trọng Quan hiến kế. 

Về vấn đề này, theo Sở Nông nghiệp và PTNT Thái Bình, Trung ương cần tiếp tục hỗ trợ máy móc, trang thiết bị nông nghiệp phục vụ sản xuất để giảm công lao động và hao hụt sau thu hoạch; giới thiệu các doanh nghiệp tham gia xây dựng nhà máy chế biến nông sản tại Thái Bình; có chính sách khuyến khích doanh nghiệp tham gia CĐML, đặc biệt là khuyến khích các doanh nghiệp hợp tác, thuê đất hoặc tổ chức các hình thức hợp tác nhóm, doanh nghiệp đưa ra các tiêu chí và quy trình sản xuất (VietGAP, GlobalGAP,…) để đảm bảo có các sản phẩm tạo sự khác biệt, thương hiệu sản phẩm do doanh nghiệp xây dựng.

Khắc phục được những tồn tại trên thì việc CĐML thu tiền tỷ sẽ dễ dàng hơn không chỉ với Thái Bình mà với cả các địa phương khác.

Nhất Nam
Theo kinhtenongthon.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập394
  • Hôm nay59,041
  • Tháng hiện tại764,154
  • Tổng lượt truy cập90,827,547
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây