Học tập đạo đức HCM

Để đất không “nghỉ ngơi”, cái giàu sẽ đến

Chủ nhật - 14/09/2014 21:29
Gắn với vườn rừng mấy chục năm, tâm niệm tôi luôn tự nhủ là phải lao động không ngừng để đất không “nghỉ ngơi” và khi ấy, cái giàu, cái ấm no sẽ đến...

Vợ chồng tôi đều là thanh niên xung phong xuất ngũ, rời quê Hưng Yên lên xứ Tuyên lập nghiệp. Với bản lĩnh của những thanh niên xung phong từng rèn luyện nơi tuyến lửa, vợ chồng tôi cùng hạ quyết tâm phải chinh phục bằng được đất, rừng nơi này. Khởi đầu, chúng tôi trồng dong riềng. Nơi trồng cách chỗ ở hơn 1km nên cả nhà tập trung làm ngày, làm đêm, có khi mang cơm nắm lên đồi để ăn. Thật may đất không bạc, từ năm thứ 2 trở đi, thu nhập từ dong riềng cũng đủ để tôi trang trải cuộc sống với gần chục miệng ăn.

 Tiếp dong riềng, tôi xoay sang mượn thêm đất trồng hơn 1ha mía. Tôi tận dụng mọi thời gian có thể để làm; trời nắng không làm được, tôi tranh thủ làm đêm; sáng sớm 4 giờ đã đốt đèn lên đồi để chăm sóc mía... Mía được thu hoạch, tôi thu mua thêm rồi thuê ô tô chở về tận quê Hưng Yên bán. Vụ đầu tiên, tôi thu lãi 5 triệu đồng, năm thứ hai được 7 triệu đồng, cứ thế số tiền ngày càng tăng lên...

Khi kinh tế gia đình đã bước đầu ổn định, tôi tính đến bài toán trồng cây ăn quả lâu năm. Bằng sự quyết tâm, ham tìm tòi, học hỏi và những kiến thức tích lũy theo thời gian, tôi đã thành công trong việc đưa giống nhãn Hưng Yên bén duyên với đất rừng Sơn Dương. Không chỉ có hàng trăm gốc nhãn cho thu hoạch ổn định theo năm, gia đình tôi còn trở thành nơi cung cấp giống nhãn cho tất cả những ai có nhu cầu. Ngoài ra, khi cây nhãn đang trong thời kỳ phát triển, tôi trồng xen đào thế. Mỗi năm Tết đến, vườn hoa đào cũng cho gia đình tôi vài chục triệu đồng...

Giờ đây, gia đình tôi không chỉ có cả một vườn cây ăn quả rộng mà còn quản lý cả chục ha rừng. Năm 2004, khi Lâm trường Sơn Dương trả lại một phần diện tích rừng cho xã quản lý, tôi mua thêm 3ha rừng để trồng. Chính từ diện tích rừng trồng ấy mà đợt khai thác mới đây đã đem về cho gia đình tôi gần 400 triệu đồng...

Người đời thường bảo “có tình cảm với đất thì đất sẽ không phụ” điều đó với tôi thật đúng.

Ông Trần Văn Dẻo - thôn Cầu Trắng, xã Hợp Thành, huyện Sơn Dương (Tuyên Quang)

Theo danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập510
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm504
  • Hôm nay57,529
  • Tháng hiện tại762,642
  • Tổng lượt truy cập90,826,035
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây