Học tập đạo đức HCM

Đếm trăm triệu đồng dễ dàng nhờ làm cam Canh ra trái nghịch vụ

Thứ sáu - 26/05/2017 05:31
Diện tích đất ít hơn nhưng thu nhập cao hơn cà phê nhiều lần, đó là hiệu quả của cây cam Canh trên vùng đất Đông Thanh, Lâm Hà cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.

Ông Đặng Văn Dậu, chủ vườn cam giá trị này đang góp phần phát triển giống trái cây giá trị cao cho vùng đất chuyên canh cà phê Lâm Hà.

 dem tram trieu dong de dang nho lam cam canh ra trai nghich vu hinh anh 1

Thu hoạch cam Canh tại vườn nhà ông Đặng Văn Dậu. Ảnh: D.Quỳnh.

 Vợ chồng ông bà Đặng Văn Dậu - Chử Thị Thơm cũng gắn bó với cây cà phê nhưng vụ thất vụ được nên kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn. Vậy là năm 2012, theo lời giới thiệu của bà con vùng cam Canh chính gốc Hoài Đức, Hà Nội, ông trồng thử 300 gốc cam trong vườn nhà. Thấy cây sống được, ông trồng đủ 1.000 gốc cam trên diện tích 3 sào đất vườn.

Trồng cam Canh, giống cây còn mới lạ với người nông dân vùng cà phê, ông lặn lội ra Bắc, vào Đạ Sar, những nơi đã và đang trồng để hỏi thăm về kỹ thuật, về cách chăm sóc. Và cây không phụ lòng người. Từ năm 2015 một số cây đã cho trái bói, tới năm 2017, cả vườn cam đã ra trái đều đặn, với năng suất được coi là khả quan so với những vùng trồng cam Canh truyền thống, cho thu tiền triệu mỗi năm. 

 Vườn cam của ông trồng rất quy mô, hàng cách hàng, cây cách cây 2x2 m, được tưới nước, bỏ phân bằng hệ thống tưới tự động. Ngoài nước tưới và phân bón, theo kinh nghiệm cổ truyền, ông còn dùng mật mía, sữa bò, đậu tương lên men để tưới cho cam, tăng độ ngọt cho trái. Ông Dậu cho biết: “Cây cam Canh có điểm đặc biệt là muốn cây có trái, phải có kỹ thuật “bắt” như xắn rễ, khoanh vỏ đúng thời điểm. Nếu không làm đúng, cây hầu như không ra trái”.

Chính bởi vậy, ông Dậu đã học được kỹ thuật ép cây ra trái và dựa trên kỹ thuật cơ bản, ông tìm ra cách xử lý cam ra trái vụ. Ông chia sẻ, vườn nhà ông có 1.000 cây cam, nếu cho thu hoạch cả một vụ thì dễ bị dư hàng, giá xuống, thứ hai là thu dồn về một vụ trong khi mùa khác không có thu. Vậy là bằng cách xử lý rễ, ông Dậu đã chia vườn cam làm đôi, một nửa cho thu hoạch vào vụ Tết Âm lịch, một nửa cho thu vào tháng 6.

 dem tram trieu dong de dang nho lam cam canh ra trai nghich vu hinh anh 2

Khác với cam Canh trồng ở phía Bắc là chỉ cho thu hoạch trái vào cuối năm, người trồng cam Canh ở huyện Lâm Hà, trong đó có ông Dậu xử lý để có thêm những cây cam cho trái nghịch vụ không lo dội hàng, giá thấp. 

Ngoài ép cây ra trái vụ, nghiên cứu kỹ về chế độ nước, phân bón, ông Dậu còn đang xử lý “ép” size trái cam, để đạt chuẩn 7 trái/kg, loại size phù hợp nhất với cam Canh, đảm bảo vỏ mỏng, ít hạt mà vẫn mọng nước. 

Theo ông Dậu tính toán: “Chỉ cần trồng 3 sào cam 1 ngàn cây, cho năng suất lúc cây còn non là 15 kg/cây đã có tấn rưỡi cam. Giá bán xô rẻ nhất là 30 ngàn, một năm đã thu được 450 triệu đồng. Đấy là chưa kể cây cam sẽ càng ngày càng tăng năng suất, giá bán vụ tết lại cao hơn. Trồng cam cho lợi nhuận gấp 10 lần trồng cà phê, lại lợi công chăm sóc. Như vườn cam nhà tôi chỉ cần 2 vợ chồng chăm là đủ, khi thu hoạch mới cần thêm người hái”. 

Hiện khu vực Đông Thanh, Gia Lâm, Nam Ban nhiều người trồng cam đã lấy giống từ vườn của ông Dậu, tuy giá cao hơn giá chung của thị trường, 30 ngàn đồng/cây giống nhưng bù lại, ông Dậu chịu trách nhiệm chuyển giao khoa học kỹ thuật, “bảo hành” cho cây cam giống của ông từ khi trồng tới khi có trái.

Ông Trần Văn Thọ, Chủ tịch Hội Nông dân xã Đông Thanh, Lâm Hà nhận xét, vườn cam của ông Đặng Văn Dậu là vườn cam thành công, cho năng suất cao, thu nhập tốt, là nơi để bà con muốn trồng cam Canh tới tham quan, học hỏi cũng như chia sẻ giống, kinh nghiệm. Thay đổi cây cam Canh thay cho cây cà phê, gia đình ông Đặng Văn Dậu đã mở thêm một hướng thành công mới cho nông dân vùng đất cao nguyên. 

 

Theo Diệp Quỳnh (Báo Lâm Đồng)
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập548
  • Máy chủ tìm kiếm11
  • Khách viếng thăm537
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại796,888
  • Tổng lượt truy cập90,860,281
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây