Ông Thể cho biết: Trong 5 tháng đầu năm, dịch bệnh xảy ra hầu hết ở các diện tích nuôi trồng thuỷ sản, bao gồm cả tôm, ngao và đặc biệt là cá tra.
Dịch bệnh cũng xảy ra ở cả diện tích nuôi ngao và các loại cá khác đã xuất hiện tại 36 xã thuộc 11 huyện của 5 tỉnh. Tổng diện tích bị bệnh khoảng 41,48ha. Trong đó, chủ yếu là các loại cá nước ngọt bị bệnh như trắm, chép, mè, trôi, rô phi, rô đồng, cá lóc... bị bệnh xuất huyết viêm ruột, nấm, đốm đỏ hoặc do các yếu tố môi trường. Theo nhận định, tình hình dịch bệnh trong nuôi trồng thuỷ sản có xu hướng tiếp tục tăng mạnh và diễn biến phức tạp trong thời gian tới.
Theo ông, đâu là nguyên nhân chính khiến tình hình dịch bệnh bùng phát trên thủy sản mạnh tại thời điểm này?
- Về khách quan, năm nay thời tiết có diễn biến bất thường, lạnh vào các tháng đầu năm, sau đó lại mưa nhiều và gần đây là nắng nóng kéo dài, tạo điều kiện cho các mầm bệnh lưu hành rộng rãi gây lây lan dịch bệnh.
Hiện nay, đang là thời điểm nuôi chính vụ, diện tích thả nuôi tăng mạnh, trong khi đó thời tiết nắng nóng làm tôm nuôi dễ bị suy yếu, môi trường nuôi ô nhiễm nặng, mầm bệnh lưu hành rộng rãi ở tôm và ở môi trường; nhiều chủ cơ sở nuôi tôm nhỏ lẻ, chưa có đầu tư thoả đáng, không thả theo lịch mùa vụ, không tuân thủ các quy định về xử lý ao nuôi, xả thải nước ra môi trường khi chưa qua xử lý, sử dụng con giống không có nguồn gốc rõ ràng. Do đó, khả năng dịch tiếp tục xuất hiện ở nhiều địa phương, diện tích báo có bệnh sẽ tiếp tục tăng mạnh trong các tháng tiếp theo.
Theo ghi nhận của NTNN, tại một số vùng nuôi trồng thủy sản hiện nay đang xuất hiện tình trạng người nông dân nuôi thả tôm, ngao với mật độ quá dày, nuôi không theo quy hoạch. Đây có phải là nguyên nhân chính dẫn tới dịch bệnh?
- Hầu hết các tỉnh còn thiếu quy hoạch về nuôi trồng thuỷ sản. Do đó, nhiều người dân đã tự ý chuyển đổi diện tích nông nghiệp sang nuôi trồng thuỷ sản, phá vỡ quy hoạch và do đầu tư chưa thoả đáng về hạ tầng (đường điện, hệ thống cấp thoát nước), kỹ thuật nên khi có dịch bệnh xảy ra, người nuôi không có khả năng phục hồi sản xuất.
Một thực tế là ở nhiều địa phương chưa có kế hoạch phòng, chống dịch bệnh thuỷ sản hoặc có kế hoạch nhưng không bố trí được nguồn kinh phí dẫn tới các hoạt động phòng, chống dịch bệnh không được triển khai.
Mặt khác, một số địa phương chưa huy động được lực lượng cán bộ thú y để triển khai công tác phòng bệnh thuỷ sản. Nếu người nuôi vẫn không thả theo lịch mùa vụ, không tuân thủ các quy định về xử lý ao nuôi, xả thải nước ra môi trường, sử dụng con giống không có nguồn gốc rõ ràng... thì khả năng dịch tiếp tục xuất hiện ở nhiều địa phương, diện tích báo có bệnh sẽ tiếp tục tăng mạnh trong các tháng tiếp theo là rất cao.
Trong tình hình hiện nay, để chủ động ngăn chặn dịch bệnh, theo ông chúng ta cần phải triển khai các biện pháp cấp bách gì?
- Để chủ động ngăn ngừa dịch bệnh, Bộ NNPTNT đã có văn bản chỉ đạo các địa phương triển khai các biện pháp cấp bách phòng chống dịch bệnh và thực hiện nghiêm túc các giải pháp như: Rà soát, chấn chỉnh công tác thống kê, chẩn đoán xét nghiệm, tổng hợp thông tin, số liệu báo cáo về diện tích dịch bệnh thuỷ sản; xử lý tiêu độc, khử trùng ao nuôi bị bệnh và chỉ thả nuôi khi cơ quan quản lý công bố hết dịch; tăng cường sức đề kháng cho thuỷ sản bằng cách bổ sung các loại vitamin, khoáng, vi lượng...
Xin cảm ơn ông!
Thanh Xuân (Thực hiện)
Nguồn danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã