Học tập đạo đức HCM

Diếp cá dễ trồng, giá cao

Thứ ba - 19/06/2012 00:06
Diếp cá có thể trồng quanh năm tại các tỉnh phía Nam, còn các tỉnh phía Bắc thì trồng tốt nhất vào đầu mùa mưa (cuối tháng 5, đầu tháng 6 dương lịch).

Diếp cá là một loại cây thân bò, mọc lâu năm, ưa chỗ ẩm ướt, có thân rễ mọc ngầm dưới đất. Rễ nhỏ mọc ở các đốt, thân mọc đứng cao 40cm. Lá mọc cách, hình tim.

Đất trồng diếp cá cần được cày bừa kỹ, nhuyễn, làm sạch cỏ. Diếp cá thích hợp với nhiều loại đất, tốt nhất là đất giàu hữu cơ, tơi xốp, giữ ẩm tốt. Lên luống theo chiều dài vườn, chiều rộng 1 - 1,2m, chiều cao 10 - 15cm. Cây diếp cá có khả năng sinh sản vô tính rất khỏe, trên các đốt thân có nhiều rễ nên có thể cắt cành hoặc nhổ cả gốc cây đem trồng.

Diếp cá thường ít sâu bệnh hại, nếu bón thừa đạm (N) sẽ bị thối úa lá do vi khuẩn.

Khoảng cách trồng 30 - 40cm, trồng từng hốc hoặc theo hàng. Vùi cành sâu trong đất khoảng 10cm rồi tưới nước đủ ẩm. Sau 7 - 10 ngày, cây ra rễ, nảy chồi có thể cắt ngang thân của bụi diếp cá hoặc nhổ cả bụi để trồng trực tiếp trên chân đất đã chuẩn bị luống. Mỗi ngày tưới nước 2 lần. Sau khi trồng khoảng 7 ngày thì rễ mọc và cây bắt đầu phát triển bình thường.

Cây diếp cá là cây rau gia vị ăn lá nên chăm sóc, bón phân phải đáp ứng vừa có năng suất cao lại vừa đạt chất lượng đúng với tính chất, hương vị của cây. Do vậy, phải kết hợp phân hữu cơ với phân vô cơ, kết hợp phân bón lá với phân bón rễ. Chú ý bón lót trước trồng và bón thúc.

Liều lượng bón cho 1.000m2 như sau: Bón lót phân chuồng đã ủ hoai 2 tấn (nếu sử dụng phân hữu cơ chế biến chỉ cần bón từ 100 - 200kg) + (10 - 15kg) phân lân nội địa (sử dụng super hoặc nung chảy).

Bón thúc sau khi trồng khoảng 2 tuần: Dùng NPK(16-8-16+TE) để bón cho cây. Liều lượng bón: 5 - 7 kg/1.000m2/lần (sau mỗi lứa thu hoạch lại bón thúc thêm). Có thể sử dụng thêm phân bón lá NPK(30-10-10 +TE) phối hợp với chế phẩm rong biển hoặc các loại phân bón lá có nhiều axit amin và vitamin để tăng năng suất, chất lượng cho cây.

Diếp cá thường ít sâu bệnh hại, nếu bón thừa đạm (N) thường hay bị thối úa lá do vi khuẩn. Thường diếp cá hay bị sâu cắn lá phá hại là chính. Nên sử dụng thuốc trừ sâu sinh học hoặc chế phẩm có nguồn gốc thảo mộc. Sau khi trồng 1 - 1,5 tháng là có thể thu hoạch.

Trung tâm Nghiên cứu Đất-Phân bón & Môi trường phía Nam.
 
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập310
  • Hôm nay81,530
  • Tháng hiện tại786,643
  • Tổng lượt truy cập90,850,036
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây