Học tập đạo đức HCM

Dự báo sâu bệnh tuần từ 2- 8/4

Thứ hai - 02/04/2012 03:28
1. Các tỉnh phía Bắc
a) Trên lúa
- Bệnh đạo ôn lá: Điều kiện thời tiết thuận lợi cho bệnh tiếp tục phát sinh gây hại gia tăng cả về diện tích và mức độ gây hại trên lúa thời kỳ cuối đẻ, con gái; đặc biệt là những ruộng gieo trồng giống nhiễm, bón thừa đạm. Ở những ruộng xuất hiện bệnh, cần dừng bón phân đạm, không sử dụng chất kích thích sinh trưởng, phân bón lá, luôn giữ đủ nước trong ruộng và tranh thủ thời tiết thuận lợi để phòng trừ bằng các loại thuốc đặc hiệu khi bệnh mới phát sinh.
- Bệnh lùn sọc đen tiếp tục phát sinh gây hại cục bộ từ nhẹ- trung bình trên lúa đẻ nhánh rộ. Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng và kịp thời xử lý theo quy định tại Thông tư 58/2010-TT-BNNPTNT kết hợp với theo dõi diễn biến mật độ rầy trên các ruộng nhiễm bệnh, phòng trừ nơi có mật độ cao.
- OBV, ruồi đục lá, chuột hại tăng; tuyến trùng hại rễ, bệnh nghẹt rễ, bọ xít đen, bọ trĩ, sâu cuốn lá nhỏ tiếp tục hại.
b) Cây trồng cạn
- Cây ngô: Bệnh lùn sọc đen, sâu cắn lá tiếp tục hại; bệnh đốm lá, bệnh huyết dụ, chuột hại nhẹ
- Cây lạc: Bệnh lở cổ rễ tiếp tục hại; sâu khoang, sâu cuốn lá... hại nhẹ.
- Cây rau họ hoa thập tự: Bọ nhảy, sâu xanh, sâu tơ... tiếp tục hại..
- Cây cam, chanh: Rệp muội, sâu vẽ bùa, bệnh greening ... tiếp tục hại.
- Cây vải, nhãn: Bệnh sương mai, bọ xít nâu hại tăng; nhện lông nhung, rệp muội, sâu đo tiếp tục hại.
- Thông: Sâu róm thông hại tăng
2. Các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên
a) Trên lúa
- Bệnh đạo ôn cổ lá, cổ bông, rầy nâu, RLT... phát sinh và gia tăng gây hại trên giống nhiễm giai đoạn lúa đòng trổ- ngậm sữa.
- Sâu cuốn lá nhỏ, bệnh đạo ôn lá... phát sinh hại nhẹ lúa đông xuân muộn và xuân hè sớm giai đoạn đẻ nhánh- làm đòng.
- Bọ trĩ, sâu keo... phát sinh hại chủ yếu lúa xuân hè giai đoạn mạ- đẻ nhánh.
- Chuột: Tiếp tục gây hại nhẹ rải rác trên các trà lúa đông xuân giai đoạn đòng trỗ và lúa xuân hè giai đoạn xuống giống -đẻ nhánh
Các đối tượng khô vằn, lem thối hạt, bọ xít dài+đen, sâu đục thân, sâu cắn gié... hại cục bộ.
b) Cây công nghiệp
- Trên cà phê: Bệnh gỉ sắt, bệnh khô cành, rệp... tiếp tục hại phổ biến ở Tây Nguyên.
- Hồ tiêu: Tuyến trùng rễ, bệnh vàng lá- thối rễ, rệp sáp gốc... hại tiêu chủ yếu ở Tây Nguyên.
- Cây điều: Sâu phỏng lá, bọ xít muỗi, sâu đục nõn+quả, bệnh thán thư… hại phổ biến giai đoạn ra quả-nuôi quả.
- Mía: Sâu đục thân, rượu lá, đốm vòng...hại rải rác mía vươn lóng –chín, thu hoạch. Sâu đục thân, bệnh than,...hại rải rác mía đâm chồi. Sâu non bọ hung, xén tóc, sâu đục thân hại cục bộ mía ở Gia Lai.
- Bệnh chổi rồng, bệnh đốm vòng, nhện đỏ... phát sinh hại nhẹ sắn.
3. Các tỉnh phía Nam
- Dự báo trong tuần tới rầy nâu tiếp tục phát triển ở tuổi 5, trưởng thành; đầu tháng 4/2012 bắt đầu di trú.
- Lúa hè thu chính vụ 2012 đang chuẩn bị xuống giống cần theo dõi rầy vào đèn để bảo đảm xuống giống tập trung né rầy và đồng loạt trong khu vực, gieo sạ mật độ vừa phải (90-110 kg/ha), không phun xịt nhiều thuốc trừ sâu phổ rộng lúc đầu vụ nếu chưa thật cần thiết, nhằm hạn chế bộc phát rầy nâu ở giai đoạn sau.
- Trong tuần tới bệnh đạo ôn lá có thể xuất hiện và gây hại nhẹ ở giai đoạn đẻ nhánh và bệnh đạo ôn cổ bông ở giai đoạn đòng trỗ trên lúa hè thu sớm 2012.
Ngoài các đối tượng trên cần lưu ý bệnh vàng lá, bệnh lem lép hạt, chuột trên lúa giai đoạn đòng trỗ- chín. Các đối tượng khác xuất hiện và gây hại thấp.
KHUYẾN CÁO
- Đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông trên lúa: Beam 75WP phun khi bệnh chớm xuất hiện.
- Đốm vằn, lem lép hạt, vàng lá chín sớm lúa, đốm nâu: Carbenda supper 50SC, Catcat 250EC, Vali 3SL, 5SL.
- Bạc lá lúa do vi khuẩn, héo xanh rau: Bonny 4SL phun khi bệnh chớm xuất hiện.
- Mốc sương, phấn trắng, thán thư cà chua, khoai tây, khô cành rụng quả cà phê: Carbendar supper 50SC, Manozeb 80WP, Ridozeb 72WP.
- Bệnh nứt thân, xì mủ cao su, sương mai nhãn, mốc sương cà chua, chết nhanh tiêu: Ridozeb 72WP, Manozeb 80WP.
- Rầy nâu, rầy lưng trắng, rầy nâu nhỏ, rầy chổng cánh trên cam quýt: Applaud 10WP, Altach 5EC, Oncol 20EC, Hopsan 75WP.
- Sâu cuốn lá, sâu đục thân, sâu keo, tuyến trùng lúa: Altach 5EC, Oncol 20EC, Oncol 5RG, Nurelle D25/2,5 EC.
- Trên ruộng vừa xuất hiện rầy nâu, sâu cuốn lá, sâu đục thân: Dùng hỗn hợp Oncol 20EC + Altach 5EC.
- Sâu tơ, sâu xanh, sâu ăn lá hại rau màu, bọ xít: Oncol 20EC, Cyper 25EC, Altach 5EC.
- Nhện hại nhãn, vải; bọ cánh tơ hại chè, bọ trĩ trên cây trồng khác: Phun Takare 2EC.

 
Theo NNVN
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập259
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm253
  • Hôm nay77,779
  • Tháng hiện tại782,892
  • Tổng lượt truy cập90,846,285
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây