Học tập đạo đức HCM

Giải mã thành công hệ gen của 36 giống lúa bản địa Việt Nam

Thứ sáu - 04/10/2013 05:54
Với sự hợp tác của các nhà khoa học Anh, lần đầu tiên Việt Nam giải mã hoàn chỉnh hệ gen đầy đủ của một loại thực vật bậc cao nhất là cây lúa.

Đây là thông tin được đưa ra tại Hội thảo khoa học Việt – Anh “Kết quả nghiên cứu giải mã genome một số giống lúa bản địa của địa phương” được tổ chức tại Hà Nội, ngày 28/8.

“Giải mã genome một số giống lúa bản địa của Việt Nam” là một Dự án trong khuôn khổ chương trình hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ (KH&CN) giữa Bộ KH&CN ký kết với Hội đồng Nghiên cứu Khoa học Sự sống và Công nghệ sinh học, Vương quốc Anh.

TS. Khuất Hữu Trung – Viện Di truyền Nông nghiệp cho biết: Đây là lần đầu tiên tại Việt Nam đã giải mã thành công hệ gen đầy đủ của một loại thực vật cao nhất rất quan trọng là cây lúa, mở ra hướng nghiên cứu về genome học và ứng dụng (tin sinh học) bioinformatics để khai thác trình tự hệ gen phục vụ công tác nghiên cứu và chọn tạo giống lúa. Cơ sở dữ liệu của 36 giống lúa đã giải mã là nguồn vật liệu vô cùng quý giá để tầm soát các gen chức năng như kháng rầy nâu, đạo ôn, bạc lá, chịu hạn, chịu mặn, gen chất lượng, gen thơm; định vị chính xác các gen đích trên bản đồ, giúp chọn lọc cá thể mang gen đích một cách chính xác phục vụ công tác lại tạo giống.

Đây cũng là lần đầu tiên xây dựng được trình duyệt hệ gen và bản đồ các đa hình nucleotide đơn (SNPs) của các giống lúa bản địa của Việt Nam để công bố quốc tế và trong nước giúp các Viện, Trường và các cơ sở nghiên cứu khai thác, nghiên cứu về ứng dụng tin sinh học trong bảo tồn nguồn gen quý, phân loại học, chọn tạo giống có năng suất, chất lượng cao, có khả năng chống chịu các loại sâu bệnh.

Tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Việt Thanh nhấn mạnh: Việc giải mã hoàn chỉnh bộ gen của nhiều giống lúa bản địa là một thành công rất có ý nghĩa đối với khoa học sinh học, đặc biệt là đối với công tác chọn tạo giống lúa; đồng thời mở ra khả năng ứng dụng rộng lớn trong thời gian tới. Với những thành công đã đạt được, cùng với phía vương quốc Anh, Bộ KH&CN phối hợp với Bộ NN&PTNT sẽ tiếp tục hỗ trợ cho nhóm các nhà khoa học Việt Nam hợp tác với các nhà khoa học của Anh tiếp tục giải mã các giống lúa có đặc tính quan trọng, xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu và chọn tạo giống lúa, tiến đến tương lai Vương quốc Anh sẽ giúp Việt Nam xây dựng Phòng thí nghiệm quốc gia về phân tích genome cho lúa và các cây trồng khác của Việt Nam.

Theo hanoimoi.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập129
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm124
  • Hôm nay29,468
  • Tháng hiện tại896,979
  • Tổng lượt truy cập90,960,372
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây