Mô hình sản xuất rau công nghệ Nhật Bản bước đầu đã thí điểm thành công ở Phù Vân (Hà Nam). Đây sẽ là cơ sở để doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư mở rộng quy mô diện tích trồng rau công nghệ cao, công tác thông tin thị trường , chuyển giao công nghệ và liên kết tiêu thụ sản phẩm.
Tháng 11/2015 UBND tỉnh Hà Nam đã phối hợp với Công ty Fijitsu Nhật Bản xây dựng mô hình trồng rau chất lượng cao sử dụng phần mềm ICT (Information and communications technology) để quản lý tại xã Phù Vân, TP Phủ Lý. Thông qua mô hình, cán bộ khuyến nông đã được tiếp cận với phương pháp quản lý ruộng động bằng phần mềm ICT, từ đó học hỏi nắm bắt được quy trình kỹ thuật trồng rau công nghệ cao và phương pháp quản lý một cách khoa học của Nhật Bản.
Trên diện tích 1.100m2 xây dựng hai nhà kính với quy mô 240m2 được trang bị một số công nghệ như 2 máy cảm biến đo lượng mưa; nhiệt độ trong nhà kính và ngoài trời, máy đo độ ẩm, máy kiểm tra độ PH của đất, hệ thống ống phun nước tự động. Đặc biệt, dự án còn sử dụng phần mềm ICT của Nhật Bản để quản lý sản xuất và theo dõi giám sát thông qua điện thoại thông minh. Để làm được việc này mỗi người công nhân được trang bị một điện thoại thông minh đã cài đặt sẵn chương trình quản lý và thực hiện thao tác ban đầu như làm đất lên luống, gieo giống, cân lượng phân bón cho từng loại rau, đo khả năng sinh trưởng của cây, kiểm tra sâu bệnh, chăm sóc, cân đánh giá năng suất thu hoạch… đến khi dừng công việc sẽ ấn nút kết thúc.
Trồng rau theo công nghệ Nhật Bản, năng suất gấp 3 lần
Nhằm vươn tới thị trường xuất khẩu, cần thực hiện nghiêm quy trình từ khâu làm đất đến bón phân, chăm sóc, đảm bảo sản phẩm an toàn có chất lượng cao, đủ tiêu chuẩn . Nếu đáp ứng được điều này thì giá trị sản phẩm nông nghiệp sẽ cao hơn 2 - 3 lần so với sản xuất truyền thống.
Tất cả các thông tin về quy trình đó sẽ lập tức được gửi về máy chủ giúp người quản lý biết được các tình hình sản xuất đang diễn ra. Đồng thời giúp người quản lý định mức được khoảng thời gian và công lao động trên một đơn vị sản xuất để có sự hoạch toán hiệu quả kinh tế cho vấn đề thuê nhân công lao động trên ruộng đồng.
Các giống rau được trồng trong mô hình là đậu bắp và các giống rau cải. Ở điều kiện thời tiết mùa đông, trong nhà kính vẫn đảm bảo được nhiệt độ thích hợp 22 - 23 độ C, giữ được độ ẩm cần thiết cũng như sự bốc hơi nước, giúp rau sinh trưởng phát triển tốt, ít sâu bệnh so với các giống cải trồng ngoài trời. Chỉ sau một tháng sau khi trồng, các giống rau cải trồng ở đây đã cho thu hoạch với năng suất cao, đảm bảo chất lượng, an toàn. Trồng rau theo công nghệ này giúp chúng ta có cơ sở khoa học biết được những thông số để điều tiết chăm sóc và xử lý sâu bệnh dựa vào việc đo nhiệt độ, ẩm độ, kích thước sinh trưởng hàng ngày của rau.
Đây là công nghệ ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại áp dụng đầu tiên tại Hà Nam. Để tập trung tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tỉnh Hà Nam đã xác định ưu tiên ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao với nhiều thiết bị kỹ thuật tiên tiến đưa vào đồng ruộng. Trong đó trọng tâm với việc liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài thu hút đầu tư cho sản xuất xây dựng các vùng chuyên canh cây trồng hàng hóa ứng dụng công nghệ cao.
Theo vietq.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã