Phát huy thế mạnh
Ông Nguyễn Tiến Phong – Giám đốc Sở NNPTNT Vĩnh Phúc cho biết, trong trồng trọt, rau là cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn cây lúa và cây ngô. Nên tỉnh đã xác định rau, củ, quả là ngành hàng chủ lực để sản xuất hàng hóa thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Do đó, những năm gần đây diện tích, năng suất, sản lượng cây rau đã tăng lên rõ rệt.
Cụ thể, năm 2013, diện tích gieo trồng rau là 7.718ha; năng suất trung bình 181 tạ/ha; sản lượng là 140.047 tấn, thì năm 2017 diện tích gieo trồng rau là 9.309ha (tăng 20,62% so với năm 2013); năng suất trung bình là 209 tạ/ha (tăng 15,29% so năm 2013); sản lượng là 194.823 tấn (tăng 39% so năm 2013).
Liên kết theo chuỗi trong sản xuất và tiêu thụ đang giúp Vĩnh Phúc thực hiện thành công Tái cơ cấu nông nghiệp.
Hiện toàn tỉnh có 122 cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận “Cơ sở sản xuất đủ điều kiện an toàn thực phẩm”, với diện tích canh tác trên 900ha và 65 cơ sở sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP với diện tích 688ha. Các sản phẩm tiêu biểu như: Dưa chuột An Hòa (Tam Dương); su su (Tam Đảo); Thanh Long ruột đỏ (Lập Thạch); bí đỏ (Vĩnh Tường), chuối Tiêu hồng, cà chua (Yên Lạc).... Đặc biệt, thanh long ruột đỏ lần đầu tiên đã xuất khẩu thành công sang thị trường Malaysia.
Theo ông Phong, đến nay tỉnh đã có một số mô hình tổ chức sản xuất kiểu mới liên kết theo chuỗi sản phẩm như: HTX Rau an toàn (RAT) Vân Hội Xanh, HTX RAT Vĩnh Phúc, HTX Dịch vụ nông nghiệp kinh doanh hàng nông sản An Hòa, HTX sản xuất RAT Thanh Hà, Công ty TNHH sản xuất và phân phối nông sản sạch OFP… Những mô hình trên đã góp phần quan trọng thúc đẩy sản xuất RAT và cung cấp đến người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh sản phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm.
Liên kết tiêu thụ theo chuỗi
Rau an toàn được chế biến tại trang trại của VinEco (Tam Đảo, Vĩnh Phúc)
Để thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ, tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi hỗ trợ nông dân, HTX, doanh nghiệp tham gia sản xuất, tiêu thụ RAT như quy hoạch vùng sản xuất, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tích tụ đất đai, hỗ trợ con giống, vật tư, phân bón...
Đặc biệt vừa qua, Sở NNPTNT Vĩnh Phúc đã tổ chức Hội nghị xúc tiến tiêu thụ rau, củ, quả chất lượng cao, với sự tham gia của hàng chục doanh nghiệp và gần 400 khách mời, người dân. Đây là cơ hội để người dân, các doanh nghiệp, HTX tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh có cơ hội tìm hiểu, tìm kiếm các đối tác liên kết trong sản xuất và tiêu thụ các mặt hàng nông sản và ngược lại, nhiều doanh nghiệp ở các tỉnh thành khác cũng sẽ có cơ hội hợp tác với Vĩnh Phúc trong lĩnh vực này.
Theo báo cáo của Sở NNPTNT Vĩnh Phúc, hiện toàn tỉnh có 122 cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận cơ sở sản xuất đủ điều kiện an toàn thực phẩm với diện tích canh tác trên 900 ha; 65 cơ sở sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP với diện tích gần 690 ha, 60ha rau sản xuất đạt tiêu chuẩn VietGap có hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, với sản lượng khoảng 10.000 kg rau/ngày. Trong đó, khoảng 50 % tiêu thụ trong tỉnh, Hà Nội 30%, còn lại là xuất ra các tỉnh khác.
Hộ nghị đã thu hút gần 400 khách mời là người dân, các doanh nghiệp và nhà quản lý, với định hướng này trong tương lai không xa Vĩnh Phúc sẽ là vựa rau của miền Bắc.
Trong những năm gần đây, Vĩnh Phúc đã và đang liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp như: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Đầu tư Phát triển sản xuất nông nghiệp VinEco, Công ty An Việt, Công ty Cổ phần Evergreen, Công ty VietRAP... trong liên kết sản xuất và tiêu thụ RAT cho một số doanh nghiệp và HTX.
Nhờ việc liên kết này, mà hiện RAT của Vĩnh Phúc đã có mặt ở hầu khắp các bệnh viện, trường học, các siêu thị lớn ở Hà Nội như: Vin Eco, Bic C, Coop Mart, Citimart, chung cư Vinaconex… Và người dân Hà Nội đang có cơ hội tốt để sử dụng các sản phẩm sạch từ sự liên kết này.
Với định hướng đúng đắn trong sản xuất RAT, các sản phẩm khi đưa ra tiêu thụ ngoài thị trường đều có mã số mã vạch giúp người tiêu dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Vĩnh Phúc đang kỳ vọng, sau hội nghị này các sản phẩm nông nghiệp an toàn của Vĩnh Phúc sẽ được tiêu thụ tại nhiều tỉnh thành trên cả nước.
“Hiện Vĩnh Phúc đang rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch vùng RAT của tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2040. Theo đó, quy hoạch đến năm 2030, dự kiến diện tích sản xuất RAT là 4.400ha. Trong đó, diện tích chuyên canh 3.600ha; diện tích luân canh 800ha, tập trung chủ yếu các huyện: Yên lạc, Vĩnh Tường, Tam Dương, Bình Xuyên, Tam Đảo…”. |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã