Ông Phát nói thêm: “Nếu chúng ta cứ có suy nghĩ sản xuất phục vụ người tiêu dùng trong nước, còn lại mới xuất khẩu thì không còn phù hợp trong tình hình hiện nay nữa. Do vậy phải nghĩ khác đi. Đặc biệt muốn mở rộng ngành chăn nuôi nhất thiết phải bung ra để cạnh tranh quốc tế. Đồng thời cải cách hành chính, hoàn thiện các quy hoạch, giảm đến mức tối đa các thủ tục rườm rà”.
Theo đánh giá của Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), chăn nuôi nông hộ vẫn chiếm tới 40-50% tổng sản lượng chăn nuôi của cả nước, trong đó có những lĩnh vực tỷ lệ chăn nuôi nhỏ lẻ chiếm tới 60% như trâu, bò… Cả nước hiện chỉ có khoảng 23.000 trang trại đạt doanh thu từ 500 triệu đồng trở lên, ít hơn nhiều so với các nước.
Chăn nuôi chỉ nghĩ đến tiêu dùng trong nước sẽ khó có thành công |
Ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, nêu thực trạng mỗi năm Việt Nam phải nhập trên tám triệu tấn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, trị giá trên dưới 3 tỉ USD. Về thuốc thú y, mỗi năm cũng phải nhập một lượng lớn, nhất là vaccine. Chất lượng con giống đưa tới tay người chăn nuôi chưa đảm bảo. Tỉ lệ giết mổ công nghiệp, bán công nghiệp còn thấp, chỉ chiếm khoảng 20% trên tổng lượng thịt.-
Trung tâm Chính sách và chiến lược nông nghiệp – nông thôn đưa ra lời cảnh báo trên trước thực trạng người chăn nuôi trên cả nước đang điêu đứng, đuối sức trước sức ép từ những “ông lớn”, những công ty có vốn FDI đang có dấu hiệu độc quyền, làm giá các sản phẩm thức ăn chăn nuôi.
Theo ông Nguyễn Văn Ngọc - chủ trại chăn nuôi tại Vĩnh Cửu (Đồng Nai), giá gà công nghiệp loại 3-4 kg/con ngày 16-5 chỉ còn 16.000-17.000 đồng/kg. Mức giá này chỉ tương đương giá khổ qua, củ cải trắng, đậu đũa... đang được bán tại siêu thị Co.op Mart cùng ngày, thậm chí còn rẻ hơn cả bí đao, bầu, đậu côve...
Sức mua thấp do bị cạnh tranh mạnh mẽ bởi thịt nhập ngoại |
Dù giá rẻ như vậy nhưng các trang trại vẫn khó bán vì sức mua xuống quá thấp. Thậm chí một số công ty ký hợp đồng bao tiêu cho nông dân nay cũng thông báo người dân tự tìm nơi tiêu thụ vì họ không thể bán hết số gà ngày càng dư thừa. “Giá thành gà công nghiệp hiện là 31.000-32.000 đồng/kg nên với giá bán hiện tại, người chăn nuôi lỗ trên 10.000 đồng/kg” - ông Ngọc cho biết.
Theo các chủ trang trại, tình hình ngành chăn nuôi hiện tại không chỉ đơn thuần là chuyện giá cả thị trường lên xuống trong thời gian ngắn như trước nữa mà đã bước vào giai đoạn khủng hoảng.
Dù sản lượng chăn nuôi không tăng, thậm chí còn giảm so với năm ngoái nhưng số heo, gà dư thừa trong các chuồng trại còn rất lớn. Tình trạng gà quá lứa lên đến 4-5kg/con và heo nặng 1,4-1,5 tạ vẫn nằm trong chuồng trại là rất phổ biến.
Nếu như trước đây khi có thông tin cúm gia cầm, giá gà giảm nhưng giá heo tăng và ngược lại khi có thông tin dịch bệnh trên heo thì giá gà lại tăng, thế nhưng hiện nay cả gà lẫn heo đều giảm giá. Không chỉ người chăn nuôi nhỏ lẻ mà những công ty chăn nuôi lớn cũng thua lỗ nặng nề.
Cao Phong
Theo nguoitieudung.com.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã