Học tập đạo đức HCM

Hiệu quả kinh tế từ mô hình trồng nấm hồng chi

Thứ ba - 02/04/2013 21:30
Trạm Khuyến nông huyện Châu Phú vừa trình diễn thành công mô hình trồng nấm hồng chi. Qua đợt trồng nấm đầu tiên cho thấy, hiệu quả kinh tế khá cao nên đã tạo nhiều niềm tin cho người dân trồng nấm tại địa phương.

Anh Lê Hồ Minh Thiện, kỹ thuật viên Trạm Khuyến nông huyện cho biết, ngay khi Trại thực nghiệm (Sở Khoa học và Công nghệ) có được nguồn phôi nấm hồng chi, Trạm Khuyến nông huyện đã mua về và tiến hành trồng thử nghiệm tại nhà 3 hộ dân. Sau thời gian 75 ngày, các hộ đã thu hoạch đợt đầu, đa số nấm đều phát triển tươi tốt và cho năng suất cao.

Tỉ lệ phôi cho nấm đạt từ 97% trở lên. Ông Lê Văn Hoàng, ngụ ấp Vĩnh Lộc, thị trấn Cái Dầu, chia sẻ: “Đợt trước, tôi trồng 500 bịt phôi, cả 500 bịt đều cho nấm tươi tốt, thu hoạch đợt đầu được 20 kg nấm tươi, sau khi phơi nắng thu được 11 kg nấm khô, bán với giá 550 ngàn đồng/kg, kiếm được hơn 6 triệu đồng. Đấy là chưa kể, khoảng 1 tháng sau là nấm bắt đầu trổ thêm đợt 2, năng suất bằng phân nửa đợt đầu, tôi cũng kiếm thêm khoảng 3 triệu đồng nữa”.

Tính cả 2 đợt, ông Hoàng kiếm 9 triệu đồng, trừ chi phí sản xuất meo giống và làm giàn treo, ông đã bỏ túi hơn 5 triệu đồng.

Tham quan mô hình trồng nấm hồng chi tại nhà ông Hoàng.

Trồng nấm hồng chi không quá khó nhưng đòi hỏi nông dân phải nắm bắt một số kỹ thuật cơ bản thì phôi mới cho nấm to, đều, đẹp. Do chưa có kinh nghiệm trồng nên hộ ông Nguyễn Thời Nguyên, ấp Bình Hưng, xã Bình Long trồng nấm chỉ đạt tỉ lệ ra nấm khoảng 97% (trong 500 bịt phôi, có 15 bịt phôi bị hỏng, không thể ra nấm).

Từ đó, ông Nguyên đã đúc kết kinh nghiệm: “Nấm hồng chi chỉ ưa ánh sáng, chứ không phải ánh nắng trực tiếp nên phải làm giàn trong nhà. Nếu trồng trong điều kiện không đủ sáng, phôi sẽ không cho nấm. Còn khi tiếp xúc nhiều ánh sáng quá sẽ cho chân nấm dài, tay nấm nhỏ và sinh trưởng chậm.

Ngoài ra, không được trồng nấm gần nơi chuồng trại, khu vực trồng phải sạch sẽ thoáng mát, nên có thêm một lớp cát được tưới nước thường xuyên để giữ độ ẩm cho không khí, với ẩm độ lý tưởng 80o và nhiệt độ trung bình 20 - 30o C, có thể tưới khoảng 1-2 lần/ngày và không cần cung cấp thêm dưỡng chất, bởi trong phôi đã có đủ phân, mùn cho nấm phát triển.

Sau thời gian trồng nấm từ 60 đến 75 ngày là có thể thu hoạch. Tiếp tục chăm sóc thêm khoảng từ 30 đến 45 ngày, nông dân có thể “ăn” thêm một đợt nữa.

Sau thời gian trồng thực nghiệm và thường xuyên theo dõi, đánh giá, Trạm Khuyến nông huyện Châu Phú đã sơ kết mô hình và nhân rộng cho các nông dân khác. Đa số nông dân đều rất thích thú bởi việc trồng nấm đầu tư ít vốn, lời nhiều, dễ chăm sóc, sản phẩm lại dễ tiêu thụ trên thị trường. Hơn nữa, sản phẩm có thể tích trữ lại, tránh tình trạng cung vượt quá cầu.

Theo ông Hoàng, trước đây ông chỉ chuyên trồng nấm bào ngư, có khi dội hàng ế chợ vẫn phải bán với giá rẻ bởi không thể bảo quản lâu. Còn với nấm hồng chi, ông có thể cắt nhỏ, đem phơi 3-4 nắng là có thể cất giữ được từ 1 đến 2 năm.

Mô hình trồng nấm hồng chi ở huyện Châu Phú bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân, giúp họ tăng thu nhập. Đồng thời, việc nhân rộng mô hình sẽ cung cấp được một lượng nấm dược liệu quý hiếm cho thị trường, giúp người bệnh đỡ cất công đi tìm kiếm ở các vùng miền khác.

Theo Trạm Khuyến nông huyện Châu Phú, nấm hồng chi còn gọi là nấm linh chi đỏ hay xích chi, đơn chi. Nấm hồng chi là một trong 6 loại nấm thuộc họ nấm linh chi, thường sống ở nơi có khí hậu ôn hòa. Đây là loại nấm thảo dược, chỉ dùng để nấu lấy nước uống chứ không phải là thực phẩm như các loại nấm thông thường. Nấm có màu đỏ, vị đắng, hậu ngọt có tác dụng điều trị hội chứng rối loạn lipid máu, ổn định huyết áp, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, chống oxy hóa, điều trị được bệnh gout, bệnh gan... Hiện nay người dân sử dụng 2 cách để uống: Cho một vài lát nấm hòa với nước nấu lấy nước uống hoặc phơi khô, xay nhuyễn và pha uống (giống như pha trà).

 

Theo baovinhlong.com.vn

 Tags: trồng nấm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập332
  • Hôm nay82,175
  • Tháng hiện tại787,288
  • Tổng lượt truy cập90,850,681
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây