Tại xã Đức Thủy, Đức Trung, Đức Lâm, Yên Hồ... (Đức Thọ) mật độ trung bình 120-170 con/m2, nơi cao 300 – 400 con/m2, cục bộ 800-1000 con/m2; tại Thạch Văn, Thạch Lạc, Thạch Trị... (Thạch Hà)mật độ trung bình 10-20 con/m2, nơi cao 50-70 con/m2, cục bộ 100-150 con/m2;tại xã Sơn Hà, Sơn Châu, Sơn Mỹ... (Hương Sơn)mật độ trung bình 50-70 con/m2, nơi cao 100-120 con/m2; tại Trung Lương, Đức Thuận...(thị xã Hồng Lĩnh) mật độ trung bình 30-40 con/m2 , nơi cao 70-100 con/m2; tại xã Cẩm Thăng, Cẩm Nam, Cẩm Huy,.. (Cẩm Xuyên) mật độ trung bình 5-7 con/m2, nơi cao 15-20 con/m2 . Diện tích nhiễm sâu toàn tỉnh 4.740ha, nhiễm nặng 3.375ha (Đức Thọ 3.900ha, Thạch Hà 728ha, Hương Sơn 80ha, thị xã Hồng Lĩnh 25ha,...). Trước diễn biến phức tạp của sâu cuốn lá nhỏ hại lúa Hè Thu, cần tập trung chỉ đạo, triển khai đồng bộ các giải pháp kỹ thuật để đảm bảo hiệu quả trong quá trình phòng trừ:
- Thường xuyên giám sát đồng ruộng, thực hiện tốt công tác điều tra phát hiện; thời điểm điều tra tốt nhất vào sáng sớmhoặc chiều mát, thời gian này sâu non hoạt động mạnh nên thuận lợi cho việc phát hiện và xác định mật độ sâu.Khi phát hiện tổ chức khoanh vùng, cắm vè, hướng dẫn bà con nông dân phun trừ kịp thời khi sâu tuổi 1, tuổi 2.Mật độ khuyến cáo phòng trừ, căn cứ vào Quy chuẩn Việt Nam 01-38 : 2010/BNNPTNT ngưỡng thống kê diện tích nhiễm sâu cuốn lá nhỏ giai đoạn làm đòng-trổ bông từ 10 con/m2 trở lên, trên cơ sở đó, Chi cục khuyến cáo ngưỡng mật độ sâu để tiến hành phòng trừ ở giai đoạn này lớn hơn 10 con/m2. Sử dụng các loại thuốc có các nhóm hoạt chất sau: Chlorantraniliprole, Indoxacarb, Emamectin Benzoate, Abamectin: Các loại thuốc thương phẩm hiện có trên địa bàn tỉnh như:
+Virtako 40WG: Pha 1,5g thuốc vào 10 lít nước, phun 2 bình/sào;
+ Clever 150SC, Opulent 150SC: Pha 4,5 ml thuốc vào bình 10 lít nước, phun 2 bình/sào;
+ Obaone 95WG: Pha 5g thuốc vào 10 lít nước, phun 2 bình/sào;
+ Agfan 15EC: Pha 8ml thuốc vào bình 12 lít nước, phun 2 bình/sào;
+ Tasieu 1.0EC, 1.9EC, Angun 5WG: Pha 5- 7ml (5g) thuốc vào bình 10 lít nước, phun 2 bình/sào...
- Tiến hành chăm bón đúng quy trình kỹ thuật, bón thúc đòng kịp thời, điều tiết chế độ nước hợp lý để tạo điều kiện thuận lợi cho lúa sinh trưởng phát triển, nâng cao khả năng kháng sâu bệnh và phát huy hiệu lực phòng trừ bằng thuốc BVTV.
Lưu ý:Tuyệt đối không được tiến hành phá tổ khi xử lý thuốc, việc phá tổ sẽ làm tổn thương bộ lá ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển và năng suất lúa, đồng thời tạo điều kiện cho vi khuẩngây bệnh bạc lá xâm nhiễm gây hại; khi sử dụng thuốc phải đọc kỹ hướng dẫn trên bao, gói, tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng; những ngày nắng nóng phun thuốc trước 9 giờ sáng hoặc sau 16 giờ chiều.
Bên cạnh sâu cuốn lá cần theo dõi diễn biến các đối tượng như: Rầy nâu, rầy lưng trắng, cào cào, bệnh khô vằn, bệnh bạc lá, chuột…để tập trung chỉ đạo phòng trừ đảm bảo hiệu quả thiết thực./.
Theo khuyennonghatinh.com
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã