Học tập đạo đức HCM

Hướng đến nghề nuôi ong bền vững

Thứ hai - 27/07/2015 20:49
Sáng 24.7, tại TP.Tam Kỳ (Quảng Nam), Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp cùng Cục Chăn nuôi, Sở NNPTNT tỉnh Quảng Nam tổ chức diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề “Phát triển nuôi ong mật bền vững, đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”.
 

Hướng đến nghề nuôi ong bền vững - 1

Diễn đàn với chủ đề “Phát triển nuôi ong mật bền vững, đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm phục vụ nội tiêu và xuất khẩu” giải đáp thắc mắc cho người nuôi ong.Ảnh: PV

Theo số liệu của Hội Nuôi ong Việt Nam, ước tính nước ta có trên 1.500.000 đàn ong, gồm các giống ong Ý và ong nội. Trong đó, số đàn ong nội 350.000 đàn chiếm (23,33%), ong ngoại 1.150.000 đàn (chiếm 76,67%). Số người nuôi ong khoảng 34.000 người, trong đó số người nuôi ong chuyên nghiệp khoảng 6.350 người (chiểm 18,67%).

Từ nhiều năm nay, các đàn ong giống gốc được nuôi giữ tại 6 cơ sở của Công ty CP Ong Trung ương. Hiện nay cơ bản chủ động được nguồn giống ong cung cấp cho sản suất. Thức ăn nuôi ong đa dạng, đủ điều kiện để nuôi giữ các đàn ong giống duy trì và phát triển quanh năm. Loài cây để ong lấy mật tốt nhất là hoa của các cây ăn quả, sau đến các loại cây khác như keo, tràm, cao su, cây hoa đơn buốt...

“Tuy nhiên, do thiếu thông tin và kiến thức về thụ phấn cây trồng, hiện có một số vùng và địa phương đang xua đuổi ong, thậm chí phá đàn ong vì cho rằng ong phá hoại mùa màng. Điều này cũng gây không ít khó khăn và thiệt hại cho ngành ong, thiệt hại cho xã hội và phá vỡ đi hệ sinh thái, mối liên kết bền vững giữa con ong và cây trồng” - bà Trần Thị Ngọc Lan - chuyên viên thuộc Cục Chăn nuôi, cho hay.

Theo ông Nguyễn Đức Lâm - Trung tâm Nghiên cứu và phát triển Ong của Công ty CP Ong Trung ương, trong những năm gần đây, nghề nuôi ong phát triển rất mạnh ở nước ta, nhu cầu về đàn ong giống phục vụ sản xuất là rất lớn. Vì vậy viêc gìn giữ, chọn lọc và nhân giống các giống ong có chất lượng và năng suất cao là đòi hỏi cấp bách của người nuôi ong. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng nhằm đảm bảo nguồn cung cấp đàn ong  giống ổn định cho phát triển nuôi ong bền vững trong cả nước.

Ông Lâm cho rằng, khác với các vật nuôi khác như trâu, bò, lợn, gia cầm, nuôi ong phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện ngoại cảnh: Thời tiết, khí hậu, nguồn hoa. Hàng năm, để đảm bảo cách ly, giữ giống thuần chủng, các tổ nuôi ong phải di chuyển đàn ong theo nguồn hoa 4 - 5 lần với cung đường vận chuyển dài. Vì vậy, công tác nuôi giữ các đàn ong giống gốc có nhiều khó khăn hơn và chi phí tốn kém hơn. Tuy nhiên, việc bảo tồn, lưu giữ, sử dụng bền vững nguồn gen ong giúp cân bằng sinh thái và đa dạng sinh học, góp phần thụ phấn làm tăng năng suất cây trồng, phát triển nông lâm nghiệp bền vững và làm nguyên liệu cho công tác chọn tạo giống ong góp phần tạo ra những giống ong có phẩm chất tốt. 

Thời gian tới, Trung tâm Khuyến nông quốc gia sẽ với cùng Trung tâm Khuyến nông các tỉnh đào tạo sơ cấp nghề nuôi ong mật xuất khẩu. Sau 3 tháng được đào tạo, người nuôi ong sẽ có kiến thức cơ bản, kỹ năng và trách nhiệm với cộng đồng người nuôi ong. 

Theo danviet.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập239
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm238
  • Hôm nay36,544
  • Tháng hiện tại942,646
  • Tổng lượt truy cập91,006,039
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây