Người nhiều thì 1 nghìn hay trên 1 nghìn trụ như anh Khanh, anh Mười Tỏ, nhà ít thì cũng năm sáu trăm, như vườn anh Nguyễn Hùng Dũng, Võ Hoàng Diệu, anh Hai Bé, ai cũng vui và càng vui nếu khách có thời gian nán lại cùng chủ vườn "zô zô" vài thùng Sài Gòn Special.
Không tin được thời thế lại đổi xoay như vậy, mới 5 tháng trước, cũng những gương mặt này, nhưng lúc ấy còn rất hoang mang, thất thần bởi thứ “bệnh lạ chưa có tên trong y văn”, thứ “bệnh phong chưa có thuốc trị”.
Người nhiều thì 1 nghìn hay trên 1 nghìn trụ như anh Khanh, anh Mười Tỏ, nhà ít thì cũng năm sáu trăm, như vườn anh Nguyễn Hùng Dũng, Võ Hoàng Diệu, anh Hai Bé, ai cũng vui và càng vui nếu khách có thời gian nán lại cùng chủ vườn "zô zô" vài thùng Sài Gòn Special.
Không tin được thời thế lại đổi xoay như vậy, mới 5 tháng trước, cũng những gương mặt này, nhưng lúc ấy còn rất hoang mang, thất thần bởi thứ “bệnh lạ chưa có tên trong y văn”, thứ “bệnh phong chưa có thuốc trị”.
Thậm chí, họ còn nẫu ruột hơn, bởi từ năm 2009, khi những ổ dịch đầu tiên được phát hiện ở Bình Thuận thì một số nhà chuyên môn nhận định trên báo chí rằng: “Đây là bệnh do sinh lý, do thâm canh kém và chong đèn quá mức”.
Thôi kệ. Đấy là lời nói của các cán bộ, nhưng với những nông dân thì chừng ấy trụ thanh long là chừng ấy nguồn sống nên họ đã cố vận dụng tất cả tài lực và kinh nghiệm của mình ra để chống đỡ. Thôi thì, hàng hiệu từ những hãng lớn, hàng nhái của những công ty có ruột Tàu rẻ tiền... và cả rừng phân bón lá…
Thậm chí hôm nay đi thăm vườn thì hãy còn thấy nhiều cành thanh long còn nguyên những mảng vôi bám vào do khi bí, họ dùng cả vôi bột phủ lên vườn mong vệ sinh vườn được sạch sẽ.
“Không sợ nữa”, ông Võ Văn Bé, ấp Cầu Ông Bụi, xã An Lục Long “vinh râu”. Ông Bé là người đầu tiên thiết kế nên hệ thống lưới điện và bơm tưới cho thanh long hiện đại nhất. Với vườn khác thì mỗi khi tắt mở hệ thống đèn hay hệ thống bơm tưới phải đóng mở hệ thống cầu dao bằng tay, còn ông Bé thì cho dù đang ở Sài Gòn hay Hà Nội ông vẫn có thể điều khiển được vì thông qua điện thoại di động. Ông Bé tỉnh bơ: “Mấy tháng đầu thì mất ăn mất ngủ thiệt nhưng từ khi gặp được các anh bên Điền Trang thì cứ việc ăn no ngủ kỹ”.
Giải pháp mới
Thạc sỹ Nguyễn Mỹ Phi Long, người phụ trách kỹ thuật của công ty Điền Trang cho biết: Điền Trang đã phân lập và nhân nuôi thành công bào tử của nấm gây nên “BỆNH LẠ” hay còn được gọi là bệnh đốm trắng, đốm nâu, bệnh tắc kè, bệnh ung thư như dân gian từng gọi.
Mặc dù chưa thể khẳng định 100% nhưng có thể chắc chắn đến 90% rằng đấy là nấm Neoscytalidium dimiditatum. Nấm bệnh này không mới nhưng là mới khi nó gây hại nặng trên cây thanh long. Các báo cáo khoa học về bệnh hại trên cây thanh long của cả trong và ngoài nước đến hiện nay vẫn chưa ghi tên nấm Neoscytalidium dimiditatum. Neoscytalidium dimiditatum chẳng những có mặt trên thân, cành, lá, hoa, quả thực vật mà hiện diện cả trong đất.
Trong quá trình nuôi cây bào tử nấm bệnh, nhóm nghiên cứu còn phát hiện ra một loài trực khuẩn (Bacillus Subtilis) có khả năng kiềm chế quá trình phát triển của nấm này. Công ty Điền trang nhanh chóng đưa ra ứng dụng tại Long Trì, An Lục Long và Dương Xuân Hội - Châu Thành - Long An đã thu được nhiều kết quả rất khả quan.
Qua thực tế thành công của nhiều nhà vườn tại Long An, Tiền Giang, Công ty Điền Trang cùng nhà vườn trồng thanh long đã đúc kết và đưa ra được biện pháp khắc phục và phòng ngừa bệnh đốm trắng (đốm nâu) theo phương châm quản lý dịch hại tổng hợp gồm 03 bước. Biện pháp này bước đầu đã mang lại hiệu quả tích cực và khả quan đáng ghi nhận:
Bước 1:
Vệ sinh vườn, tạo thông thoáng cho vườn: Cắt tỉa cành bệnh, trái bệnh, thu gom tập trung lại một chổ, đào hố, dùng vôi để xử lý. Không vứt cành bệnh, trái bệnh xuống mương, rạch hoặc trong vườn vì sẽ tạo điều kiện cho bệnh lây lan nhanh.
Quản lý chặt nguồn nước: đánh rảnh thoát nước, không để ứ đọng nước trên liếp vườn.
Bước 2:
Bón vôi xung quanh gốc cây, 1 - 2 kg/trụ để nâng độ pH lên (nên nâng tối thiểu phải đạt 4,5); không nên rải lên cây.
Đồng thời, phun các loại thuốc trừ nấm phổ rộng (nên sử dụng kết hợp 2 loại thuốc có hoạt chất Hexaconazole, Carbendazim theo tỉ lệ 1:1), phun kỹ và đều khắp tán cây, chú ý phun đẫm ngay đỉnh trụ. Phun định kỳ 5 - 7 ngày/lần, phun lặp lại 2 - 3 lần.
Lưu ý: Trong thời gian cây bị bệnh, hạn chế sử dụng phân hóa học có hàm lượng đạm cao; không sử dụng phân chuồng tươi (phân gà, heo, bò,…) chưa ủ mà dùng phân hữu cơ chế biến công nghiệp như TRIMIX-N1 hoặc TRICHOMIX-DT.
Bước 3: Sau khi thực hiện xong bước 2 được 7 ngày.
Phun men vi sinh siêu đậm đặc TRICHOMIX-DT chuyên dùng cho thanh long (nhãn hiệu 02 trái thanh long) trên khắp tán cây, gốc cây và đỉnh trụ (liều dùng 01 gói 500 gr/100 lit nước), phun liên tục 5 - 7 ngày/lần. Chú ý phun lặp lại sau khi mưa. Khi cây đã hết bệnh phun và tưới gốc định kỳ 10 - 15 ngày/lần.
Trong trường hợp lấy trái thì phải phun men TRICHOMIX- DT trực tiếp vào nụ và trái 4 lần, lần 1 ở giai đoạn nụ 10 - 15 ngày tuổi, lần 2 khi rứt râu (bẻ hoa) và lần 3, lần 4 trong giai đoạn nuôi trái, cách nhau 7 - 10 ngày/lần.
Bón phân chuồng đã ủ hoai bằng nấm Trichoderma (3 - 5 kg/trụ) hoặc phân hữu cơ TRICHOMIX-DT, TRIMIX-N1 (50 kg/bao, liều bón: 1 - 2 kg/gốc), bón xung quanh gốc và nên tủ cỏ mục, rơm hoặc lấp đất ở gốc để giữ ẩm, bón 2 - 3 lần liên tục cách nhau 20 - 30 ngày/lần.
Lưu ý: Nếu vườn cây không bị nhiễm bệnh bà con chỉ áp dụng bước 3.
Theo NNVN
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã