Học tập đạo đức HCM

KỸ THUẬT TRỒNG KHỔ QUA

Thứ bảy - 28/01/2012 11:51
I. Giống, thời vụ và chuẩn bị đất trồng khổ qua 1/ Giống Khổ qua (Momordica c-harantia) là một cây leo mọc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc họ bầu bí (Cucurbitaceae). Hiện nay, có các giống trồng phổ biến như: TN166, SAO SỐ 1, SAO SỐ 2, SAO SỐ 3. Các giống khổ qua F1: 71, 241, 242, 277 hay giống SG4-1, giống khổ qua mỡ, giống khổ qua địa phương có chọn lọc. Lượng hạt giống: 0,4 - 0,5kg/1.000m2
[http://agriviet.com]
2/ Thời vụ
Trồng được quanh năm, nhưng thích hợp nhất là mùa mưa, áp dụng màng phủ nông nghiệp, sẽ cho năng suất cao, giá bán lại cao nên nông dân rất thích trồng trong vụ này.
3 Chuẩn bị đất trồng
* Cày đất, bón vôi
- Đất được cày bằng máy một lần để dập cỏ, sau đó tiến hành bón vôi, vôi được bón đều trên mặt ruộng. Sau khoảng thời gian khoảng 10 ngày thì bắt đầu làm đất.
* Làm liếp, bón lót, phủ bạt, đục lỗ trồng
- Làm liếp: Đất trồng cần được cày bừa kỹ, nhặc sạch cỏ, lên liếp rộng 1,2 m,  cao 20-30 cm, rãnh  30 – 40 cm. Trồng vào mùa mưa, đất thoát nước kém làm liếp hẹp trồng 1 hàng và làm rãnh rộng, liếp cao 30 cm để dễ thoát nước; trồng trong mùa nắng, đất thoát nước tốt làm liếp rộng, cao 20 và trồng hàng đôi cách nhau 80 cm, cây cách cây 30 cm. 
- Bón lót: bón toàn bộ lượng phân hữu cơ, super lân, một phần urea, kali
- Phun thuốc trừ nấm Viben-C 50WP trên mặt liếp rồi tiến hành phủ bạt
- Phủ bạt: phủ mặt đen của bạt ở dưới, lấp đất hai đầu để giữ bạt, ghim bạt hai bên, lúc đầu ghim thưa để cố định và cân bằng bạt sau đó ghim khít bạt.
- Đục lổ trồng: (khoảng cách 2 lổ trên 1 hàng là 30 cm, khoảng cách giữa 2 hàng đôi là 80 cm).
* Làm giàn
- Giàn được làm trước khi trồng hoặc sau khi trồng khi cây khổ qua bắt đầu bò.
- Làm giàn đứng (giàn đơn) được cấm bằng các cọc tầm vông, khoảng cách giữa hai cọc là 3 m, giàn được giăng bằng lưới nilon hoặc chà tre cao khoảng 2  – 2,5 m.
II. Kỹ thuật gieo, trồng và chăm sóc cây con
* Môi trường gieo cây con: môi trường là hỗn hợp giữa phân hữu cơ, xơ dừa và cát với tỉ lệ 3:2:1.
*Cách ủ hạt: xử lý miên trạng hạt trong nước ấm (2 sôi: 3 lạnh) trong 2 giờ sau đó vớt ra đem ủ trong khăn ẩm 2 ngày, khi hạt nứt nanh rồi đem đi gieo.
* Gieo và cách chăm sóc cây con: sau khi ủ nứt nanh, hạt được gieo vào bầu đất chứa môi trường gieo, sau đó tưới ẩm khay. Khay ươm cây con được đặt trong nhà ươm có mái che mưa, tưới ẩm ngày 2 lần, 7 ngày sau khi gieo thì tiến hành trồng cây con ra ruộng.
* Chuẩn bị đưa cây con ra trồng: tưới bằng vòi phun cho cây ướt đều trước khi đem trồng.
* Trồng cây con: trước khi trồng cây con, tiến hành xới lỗ cho đất xốp, sau đó mỗi lỗ đặt 1 cây con, phủ lớp đất mỏng trên bầu cây, trồng xong bỏ xơ dừa đã trộn Vibasu xung quanh gốc chống sâu cắn phá cây con. Nếu trồng cây trong điều kiện nắng thì ta dùng vòi phun tưới lên bạt cho mát cây.
* Chăm sóc cây con sau khi trồng: tưới nhẹ cây con trong 3 ngày đầu sau khi trồng  bằng hệ thống tưới phun (khoảng 15 phút). Sau đó chuyển sang tưới bằng hệ thống tưới nhỏ giọt, tưới rảnh hay tưới gốc. Thường xuyên thăm ruộng kiểm tra cỏ dại và sâu bệnh cho cây. Trong quá trình cây sinh trưởng thì thường xuyên vắc ngọn để cây khổ qua leo lên giàn tốt.
III. Phân bón, tưới nước, làm cỏ
1. Bón phân
*Bón lót:
- Bón lót vôi 800 – 1000 kg/ha
- Bón lót: phân chuồng hoai 15 tấn + 500 kg phân hữu cơ sinh học HVP 401B + 20 kg HVP Organic + 90 kg Super Lân + 140 kg Kali + 70 kg Urê cho 1 ha. Số phân này bỏ giữa tim hàng theo chiều dài ruộng rồi xới đất lấp phân lại.
*Bón thúc:
 + Bón thúc lần 1: Khi cây được 3 - 4 lá bón thúc 40kg urea/ha.
+ Bón thúc lần 2: Khi cây khổ qua có tua bón 20 HVP Organic kg/ha + 50 kg DAP/ha + 60 kg kali (KCl)/ha + 60 kg urea/ha.
+ Bón thúc lần 3: Khi cây có hoa cái bón thêm 50kg urea/ha + 50 kg DAP/ha + 50 kg Kali (KCl)/ha. Mỗi lần bón thúc nên làm cỏ và vun đất vào gốc cho cây.
- Lượng phân trên có thể hòa vào nước với nồng độ loãng để tưới đối với bón thúc lần 1, đục lổ các gốc 15 cm rãi phân rồi sau đó tưới đối với bón thúc lần 2 và 3.
*Sử dụng phân bón lá: Sử dụng các loại phân bón lá để cung cấp kịp thời và hiệu quả nguồn vi lượng phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cây. Có thể sử dụng các sản phẩm phân bón lá theo quy trình sau:
- Khi cây có 3 – 4 lá thật phun HVP 401.N Bầu – Bí – Dưa – Cà - Ớt, 7 ngày phun lập lại 1 lần giúp cây phát triển tốt thân, lá và rể, đến trước khi cây bắt đầu ra hoa rộ thì ngưng phun.
- Khi thấy cây chuẩn bị ra hoa rộ phun HVP Auxin Organic 2 lần cách nhau 7 ngày/1 lần giúp cây đậu nhiều trái. Sau đó tiếp tục sử dụng HVP 401.N Bầu – Bí – Dưa – Cà - Ớt phun, 7 ngày phun lập lại 1 lần để giúp trái to màu sắc đẹp.
2. Tưới nước: Cần cung cấp đủ nước cho cây sinh trưởng, phát triển, nhất  là giai đoạn cây ra hoa kết quả, tránh để ruộng quá khô hạn hoặc ngập úng. Đặc biệt chú ý việc thoát nước trong ruộng trong mùa mưa.
3. Làm cỏ: Làm sạch cỏ dại và tỉa bỏ những lá bị sâu bệnh, nhánh gốc cho ruộng được thông thoáng.
IV. Phòng trừ sâu bệnh
1. Sâu hại chính thường gập
+ Giòi đục quả (Zeugodacus caudatus): phải chú ý phòng trừ sớm khi ruồi mới đẻ trứng, thường vào giai đoạn quả mới đậu hoặc còn non. Các loại thuốc có thể dùng: Sherpa 20 EC, Sumicidin 10 EC, Cyperan 25 EC. Thời gian cách ly tối thiểu 7 ngày.
+ Sâu xanh (Hilecoverpa armigera): Sâu hại hoa và quả ở tất cả các thời kỳ. Có thể phòng trừ bằng các loại thuốc: Cyperan 25 EC, Mimic 20F, Sherpa 20EC. Thời gian cách ly tối thiểu là 7 ngày.
+ Giòi đục lá (Liriomyza sp.) làm trắng lá, ảnh hưởng lớn tới sinh trưởng của cây. Phòng trừ bằng các thuốc: Baythroid 50EC, Confidor 100SL, Ofatox 400 EC.
- Nhện, bọ trĩ, rầy: Xuất hiện trong mùa nắng, ruộng khô. Nếu xuất hiện ở mật số cao cần xử lý bằng các lọai thuốc BVTV sau, và đảm bảo thời gian cách ly theo khuyến cáo.
+ Bọ trĩ, rầy: Confidor  và  các loại thuốc gốc Pyrethroid
+ Nhện đỏ: Confidor, Comite 
2. Bệnh hại:
- Bệnh phấn trắng (Erysiphe sp.) hại chủ yếu trên lá, cần phòng trừ sớm bằng các thuốc: Anvil 5SC, Score 250EC, Bayfidan 25EC. Thời gian cách ly tối thiểu 10 ngày.
Khi sử dụng thuốc đều phải tuân theo hướng dẫn trên nhãn bao bì của từng loại thuốc.
V. Thu hoạch
- Sau khi gieo 48-50 ngày (giống địa phương) và 45-50 ngày (giống nhập nội) thì bắt đầu được thu quả (sau khi thụ phấn khoảng 7-10 ngày).
- Cần chú ý thu đúng thời kỳ chín thương phẩm để đạt cả năng suất và chất lượng.
- Cần tỉa bỏ quả bị sâu hại và quả nhỏ trong quá trình chăm sóc.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập231
  • Hôm nay47,044
  • Tháng hiện tại709,445
  • Tổng lượt truy cập90,772,838
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây