Hỏi: Xin cho biết cách điều khiển lúa đẻ nhánh thông qua nước tưới? Một vụ lúa nên tháo nước để lộ ruộng mấy lần? Vào những thời điểm nào?
Trả lời: Giai đoạn đẻ nhánh hữu hiệu (thời kì đầu) cây lúa đòi hỏi cần lượng dinh dưỡng cao. Muốn vậy bộ rễ lúa cần phải được phát triển rộng, dài mới có khả năng hút dinh dưỡng khỏe để nuôi thân lá. Do đó những ruộng đất cát pha, thịt nhẹ giàu mùn bà con cần chủ động tháo nước trước đến khi lúa bắt đầu đẻ (khi cây có 3 - 3,5 lá đối với lúa gieo thẳng) và khi lúa bắt đầu bén rễ (đối với lúa cấy mạ).
Trong thời tiết đầu vụ xuân râm mát, độ ẩm không khí cao nông dân có thể để lộ ruộng từ 4 - 5 ngày. Khi đó mùn giun sẽ đùn lên làm cho đất tơi xốp hơn, oxy lưu thông vào rễ lúa khiến bộ rễ đâm rộng dài hơn, hút dinh dưỡng nhiều làm cho lúa đẻ nhánh hữu hiệu được thuận lợi. Sau khi thấy ruộng có mùn giun bà con cần đưa nước trở lại ruộng và duy trì mực nước từ 2 - 3cm để giúp mầm lúa phát triển tốt hơn.
* Chú ý: Nếu thời tiết ưu tiên cho lúa đẻ về sau (lúa đẻ nhánh không bông - lúa có nguy cơ "tốt lốp") cần dùng nước tưới để điều khiển ngăn không cho lúa đẻ bằng cách: Đối với ruộng chân vàn và vàn cao chủ động được tưới tiêu thì nên tháo kiệt nước trong ruộng sao cho đi vào không lún (đất ruộng ở thế nứt nẻ).
Khi đó nếu lúa đẻ nhánh tiếp các nhánh đó cũng sẽ bị khô tóp. Trường hợp ruộng quá trũng không tháo kiệt được nước thì bà con có thể áp dụng biện pháp đưa nước vào ruộng ở mức cao 6 - 7cm. Như vậy các nhánh con được đẻ ra bị ngập nước lâu ngày cũng sẽ chết.
Thông thường một vụ lúa nên tháo nước để lộ ruộng 3 lần vào 3 giai đoạn sau: Trước khi lúa đẻ; Lúa đang trong giai đoạn đứng cái (trước khi lúa có cứt gián) và khi lúa chín đỏ đuôi đến chín hoàn toàn. Tháo nước lần thứ nhất để giúp lúa đẻ nhánh hữu hiệu được thuận lợi. Lần 2 khi tháo nước cần để chân ruộng được nứt nẻ, đi vào không lún nhằm giúp thân lúa được cứng chắc, bộ rễ ăn sâu sẽ chống đổ tốt khi lúa làm hạt và chín. Lần 3 tháo nước buông nổ đến lúc gặt nhằm giúp lúa cứng cây, lúa chín nhanh hơn và hạn hế nấm bệnh phát triển gây hại nhất là bệnh khô vằn đồng thời thuận lợi cho việc thu hoạch cuối vụ. Trừ các lần tháo nước để lộ ruộng như đã nêu trên, trong suốt các thời kì lúa đẻ nhánh, làm đòng, làm hạt bà con cần duy trì nước trong ruộng liên tục để lúa sinh trưởng và phát triển được thuận lợi. Mất nước một trong các giai đoạn này năng suất lúa sẽ bị giảm rõ rệt.
Hỏi: Ao rộng 4 mẫu, sâu 1,4m, có nước, không váng tảo, thả chủ yếu chép và cá trắm, trắm nặng 1,5kg/con. Khi trời nắng thì cá ngớp trên mặt nước như bị thiếu oxy, bỏ ăn, cá chép không ảnh hưởng gì, bị 3 ngày. Hỏi nguyên nhân và cách khắc phục?
Trả lời: Cá nổi đầu vào lúc sáng sớm, đặc biệt là những ngày thời tiết thay đổi cá nổi đầu sớm hơn và thời gian nổi đầu dài hơn.
Chú ý khi quan sát thấy như sau là cá nổi đầu do thiếu oxy: Cá nổi đầu ngớp nước, cá nổi đầu nhưng khi trời nắng (khoảng 10 - 11 giờ) cá không nổi nữa, cá nổi đầu và bơi không định hướng. Lúc này cá bỏ ăn, yếu, bị lâu sức đề kháng yếu nó sẽ bị bệnh. Sở dĩ cá chép không nổi đầu là vì loài cá này có ngưỡng oxy thấp hơn cá trắm.
- Khắc phục: Nếu thay được nước thì thay 30%/ngày, thay 3 ngày liên tục. Không thay được nước phải lắp thêm quạt khí hoặc bơm nước nhân tạo. Bón thêm chế phẩm sinh học để gây màu nước và phân hủy chất hữu cơ trong ao.
Theo Nongnghiep.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã