Trong khi đó, giá tôm nguyên liệu biến động bất thường, có thời điểm giảm tới 50% do nhu cầu tiêu thụ tôm trên thị trường thế giới giảm. Năm 2012, Việt Nam xuất khẩu tôm sang 92 thị trường với tổng giá trị khoảng 2,24 tỷ USD, giảm 6,6% so với năm trước, trong đó thị trường Hoa Kỳ và EU giảm tới 18,6% và 24,5%.
Về cá tra, đến hết năm 2012, tổng diện tích nuôi cá tra toàn vùng đạt 5.910ha, sản lượng 1,28 triệu tấn, tăng 100.000 tấn so với năm 2011. Tương tự như mặt hàng tôm, do cầu thị trường giảm và dịch bệnh nên kim ngạch xuất khẩu cá tra giảm mạnh. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2012 đạt 1,744 tỷ USD, giảm 3,4% so với năm trước.
Theo dự báo của Bộ Công Thương, năm 2013, xuất khẩu tôm, cá tra sẽ gặp khó khăn. Kim ngạch xuất khẩu cá tra ở mức 1,8 tỷ USD, nếu diễn biến xấu chỉ đạt mức thấp 1,2 tỷ USD. Xuất khẩu tôm chỉ có khả năng đạt kim ngạch 1,9 tỷ USD.
Bên cạnh khó khăn về thị trường, việc sản xuất, chế biến, xuất khẩu thủy sản của ĐBSCL năm qua cũng gặp nhiều vướng mắc trong triển khai cơ chế, chính sách liên quan. Trong đó nổi lên vấn đề tín dụng, đa số các DN đều “kêu” khó tiếp cận vốn ngân hàng mặc dù đã có chỉ đạo chính sách từ Chính phủ, thời hạn vay chưa phù hợp với chu kỳ sản xuất.
Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trong năm 2012, vốn vay cho cá tra đạt 51.876 tỷ đồng, tăng 16,5% so với năm 2011. Đến đầu năm 2013, dư nợ cho vay nuôi trồng, chế biến xuất khẩu cá tra của các tổ chức tín dụng trong khu vực ĐBSCL đạt 22.777,5 tỷ đồng. Dư nợ cho vay nuôi, chế biến tôm đạt 22.975 tỷ đồng.
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, các ngân hàng ưu tiên cho vay chăn nuôi, giảm lãi suất tín dụng để tháo gỡ khó khăn cho người nuôi và DN chế biến cá tra xuất khẩu. Đối với mặt hàng tôm đang bắt đầu triển khai việc thực hiện gia hạn nợ tối đa 24 tháng với lãi suất tối đa 11%/năm.
Tuy nhiên, nhiều DN cho biết, vẫn khó tiếp cận các nguồn tín dụng trên, nhất là các hạng mục hỗ trợ sản xuất phát triển. Hạn mức cho vay thấp, lãi suất cao vẫn là những khó khăn mà nhiều nông dân, DN gặp phải trong thời gian qua.
Các DN, địa phương kiến nghị, các ngân hàng, tổ chức tín dụng tiếp tục tháo gỡ các vướng mắc về vay vốn tại cơ sở, đặc biệt xem xét về điều kiện vay, mức vay và thời gian vay theo chu kỳ sản xuất (8-12 tháng), cơ cấu lại vốn vay theo hướng từ vay ngắn hạn sang vay trung và dài hạn.
Bộ Công Thương cũng cần chủ trì cùng các đơn vị liên quan sớm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc xuất khẩu mặt hàng tôm ở thị trường Hoa Kỳ (chống bán phá giá và trợ cấp), Nhật Bản (hạn mức dư lượng Ethoxyquyn) và các thị trường trọng điểm khác.
Bộ Nông nghiệp và PTNT đang tổng hợp, xem xét các kiến nghị, phản ánh tại các địa phương để năm 2013, việc chăn nuôi, chế biến phát triển theo hướng bền vững, không tăng sản lượng và mở rộng diện tích. Thay vào đó, tập trung giải pháp tăng giá xuất khẩu để tăng mua cá nguyên liệu bằng việc tổ chức lại sản xuất tôm, cá tra trong nước, liên kết chặt chẽ với DN chế biến, nuôi theo quy hoạch và quy trình tiên tiến, kiểm soát chất lượng đầu vào từ con giống đến thức ăn.
Các cơ quan hữu quan tiếp tục tập trung giải quyết các rào cản kỹ thuật từ các thị trường, đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường. Nâng cao vai trò của các hiệp hội trong việc rà soát danh sách những thành viên gặp vướng mắc để kịp thời phản ánh, kiến nghị các cơ quan quản lý xử lý kịp thời cho DN.
Nguyên Linh
Nguồn:kinhtenongthon.com.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã