Học tập đạo đức HCM

Khởi nghiệp nông nghiệp: Chú trọng an toàn ­vệ sinh thực phẩm

Thứ ba - 28/11/2017 19:36
Việc Việt Nam tham gia TPP mở ra nhiều vận hội cho các doanh nghiệp (DN) khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp. Tuy nhiên thách thức lớn nhất đòi hỏi DN là phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và năng suất lao động.

An toàn thực phẩm quyết định thành - bại

Theo TS Nguyễn Hải An, việc Việt Nam chính thức tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ là cơ hội lớn với các bạn trẻ có ý tưởng khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp công nghệ cao.

Cụ thể, các lợi thế có thể kể đến: Thuế suất giảm đến 90%, thậm chí nhiều dòng thuế về 0% tạo cơ hội cho DN cạnh tranh công bằng, tiếp cận, chào hàng với các đối tác trong khu vực TPP. TPP cũng giúp các DN  khởi nghiệp tiếp thu, học tập những mô hình sản xuất tiên tiến, hiện đại từ các quốc gia trong khối nhằm đáp ứng yêu cầu khắt khe của các nước nhập khẩu nông sản.

 khoi nghiep nong nghiep: chu trong an toan ­ve sinh thuc pham hinh anh 1

Nông nghiệp công nghệ cao là cơ hội của doanh nghiệp khởi nghiệp khi vào TPP (ảnh trồng lan cắt cành tại Củ Chi).. 

Chẳng hạn, Nhật Bản có thể đầu tư vào Việt Nam để tận dụng những ưu thế của nông nghiệp nước ta, ngược lại Việt Nam sẽ tiếp thu công nghệ và đầu tư từ Nhật Bản để cung cấp các sản phẩm nông nghiệp như rau quả, hoa tươi, tôm… sang Nhật.

“Điều kiện thiên nhiên thuận lợi cho phép Việt Nam có thể sản xuất nông nghiệp quanh năm. Trong khi đó các nước Mỹ, Australia, Hàn Quốc, Nhật Bản… điều kiện không cho phép sản xuất nông nghiệp mùa đông. Do vậy TPP tạo khả năng cho ngành nông nghiệp Việt Nam tham gia tốt hơn vào chuỗi giá trị trong khu vực”- ông Hải An nhận định.

Cũng theo ông Hải An, một điểm tích cực khác là văn hóa “thất bại cho làm lại, thất bại dám làm lại” của Mỹ - nền kinh tế lớn nhất thế giới và là thành viên của TPP sẽ tác động tích cực đến tư tưởng kinh doanh của nhiều người trẻ.

Tuy vậy, bên cạnh những thuận lợi, cũng có không ít những thách thức cho những DN mới khởi nghiệp. Trong đó, đáng chú ý là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm nông nghiệp. Ông Từ Minh Thiện- Phó trưởng Ban Quản lý khu nông nghiệp công nghệ cao TP.HCM, nhận định: “Nếu chúng ta không chú trọng vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm thì có thể các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam thậm chí còn không tiêu thụ được ngay tại thị trường trong nước chứ nói gì xuất khẩu. Vì vậy, các DN khởi nghiệp nên thay đổi lối tư duy lạc hậu là chú trọng vào sản lượng mà bỏ qua đầu tư vào chất lượng, an toàn thực phẩm…”.

Lợi thế lao động giá rẻ không còn

 Vấn đề quan trọng không kém là xác lập quyền sở hữu trí tuệ, các doanh nghiệp nếu có tài sản trí tuệ thì cần đăng ký để được bảo hộ khi gia nhập TPP.  

 

 

Bên cạnh những thuận lợi và khó khăn, vấn đề khiến nhiều chuyên gia lao động trong nước cũng như các chuyên gia khởi nghiệp, DN lo lắng là vấn đề về nguồn nhân lực.

Theo TS Hải An, Việt Nam sẽ không còn khả năng duy trì lợi thế về lao động giá rẻ, sự dịch chuyển tự do của lao động không chỉ trong nước mà cả giữa các nước. Vì vậy, khi gia nhập TPP chúng ta không nên nhấn mạnh về ưu thế lao động giá rẻ, mà nên nhấn mạnh ưu thế về tiềm năng của người lao động trong tiếp thu công nghệ và dịch vụ hiện đại để tạo ra năng suất lao động cao.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cũng cho rằng, sẽ không có cái gì gọi là ưu thế về lao động giá rẻ khi gia nhập TPP. Theo đó, cạnh tranh về nguồn nhân lực trong thời gian tới sẽ còn nguy hiểm hơn là cạnh tranh về thị trường. Thị trường trong nước khó cạnh tranh thì DN có thể tìm kiếm thị trường ở nước ngoài, nhưng nguồn nhân lực mà cạn kiệt thì không tìm ở đâu được. Tình trạng chảy máu chất xám là điều mà nhiều DN trong nước phải đối mặt…

Ở một khía cạnh khác, TS Hải An cho rằng, các DN của Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp mới khởi nghiệp hầu hết gặp rất nhiều khó khăn về mặt ngôn ngữ dẫn đến những ảnh hưởng lớn trong thương thảo hợp đồng, tìm hiểu văn hóa, ngoại giao với các đối tác quốc tế… Nếu tình trạng này cứ tiếp diễn thì các DN của chúng ta sẽ dần tụt hậu và bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh. 

Quốc Hải/danviet.vn

 

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập282
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại816,131
  • Tổng lượt truy cập90,879,524
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây