Nằm cách trung tâm TP. Vị Thanh (Hậu Giang) khoảng 10km là vùng tập trung nhiều diện tích khóm Cầu Đúc thuộc địa bàn xã Tân Tiến và Hoả Tiến. Nơi đây nức tiếng bởi hương vị thơm ngon đặc trưng của những khóm Cầu Đúc.
Khóm Cầu Đúc mang hương vị ngọt thanh đặc trưng, không nơi nào có được
Cái tên khóm Cầu Đúc được hình thành do ngày trước ở địa phương có cây cầu đúc bằng xi măng (do thực dân Pháp xây) bắt ngang sông Cái Lớn tại xã Hỏa Tiến, bà con mang khóm ra đó để bán. Thương lái từ khắp nơi đến tập kết tại Cầu Đúc để mua khóm và cái tên “khóm Cầu Đúc” được hình thành từ đó.
Gia đình ông Quang đang thu hoạch khóm.
Đang tất bật thu hoạch khóm, ông Lâm Ngọc Quang (ấp Thạnh Thắng, xã Hỏa Tiến), phấn khởi nói: “Năm nay trúng lớn rồi vì giá khóm ở mức cao kỷ lục, trung bình khoảng 10.000 đồng/trái, chi phí chỉ từ 3.000-4.000 đồng/trái. Gia đình tôi có khoảng hơn 1ha khóm, với diện tích này tôi trồng khá thưa, chỉ khoảng 17.000 bụi, trong khi trung bình các hộ khác trồng từ 20.000-25.000 bụi/ha. Với cách trồng này, trái khóm to, đẹp hơn và ở đợt thu hoạch sau vẫn còn giữ được chất lượng trái tốt”.
Mỗi cây khóm Cầu Đúc cao từ 0,8-1m, trọng lượng trung bình từ 1,2-1,5kg/trái. Năm nay, giá khóm ở mức cao kỷ lục, nông dân chắc chắn có lãi
Muốn thu hoạch khóm phải trang bị những đôi giày tự chế bằng vải và bịt kín người như thế này để tránh bị gai khóm đâm.
Và cần một cây dao cắt có cán dài như thế này để cắt khóm.
Giống khóm Cầu Đúc có cuống ngắn và xanh đậm, lõi nhỏ, mắt khóm lồi, thịt màu vàng sậm, ít xơ, ít nước, ăn giòn và ngọt thanh.
Hậu Giang hiện có hơn 1.600 ha khóm Cầu Đúc, tập trung nhiều ở TP.Vị Thanh và một số xã của huyện Long Mỹ. Khóm Cầu Đúc là cây trồng chủ lực tại vùng đất nhiễm phèn. Hàng năm, ở vùng này thường bị ảnh hưởng nặng của tình hình xâm nhập mặn, nên ngoài loại cây này thì rất ít cây trồng khác có thể thích nghi được.
Chồi non của khóm được dùng làm cây giống.
Trái khóm Cầu Đúc có thể để khoảng từ 10-15 ngày không bị thối.
Hiện, khóm Cầu Đúc là một trong những sản phẩm chủ lực của tỉnh Hậu Giang và đã được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận nhãn hiệu hàng hóa “Khóm Cầu Đúc Hậu Giang”; được Sở Khoa học Công nghệ, Sở NNPTNT đầu tư nguồn giống, vốn để xây dựng các mô hình sản xuất theo qui trình an toàn vệ sinh thực phẩm, sản xuất khóm Cầu Đúc theo tiêu chuẩn VietGAP.
Theo danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã