Là một doanh nghiệp trẻ, khoảng 5 năm về trước, anh Hạnh chung vốn đầu tư 3,2 tỷ đồng mua khu đất rộng 2,4 ha tại thôn Xuân Trung, xã Xuân Phú. Nơi đây là vùng đất trũng cấy lúa 2 vụ không ăn chắc nay chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản. Lúc đó nhiều hộ đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, đào ao nuôi cá truyền thống như trắm, mè, trôi, chép, rô phi… nhưng anh Hạnh chưa xác định gắn bó với “nghề cá”...
Mô hình cá chuối hoa của anh Hạnh được nhiều hộ tham quan, sinh viên lựa chọn làm đề tài.
Tình cờ trong một lần đi câu với bạn ở Lạng Sơn, anh biết đến mô hình nuôi cá chuối hoa. Qua tìm hiểu, anh Hạnh nhận thấy tiềm năng kinh tế cao của đối tượng nuôi mới này. Năm 2018 anh thuê người đào ao, xây bờ bao kiên cố mua 60 vạn cá giống chuối hoa về thả tại 4 ao, mỗi ao 6.000 m2; đồng thời thuê riêng một chuyên gia cao cấp nước ngoài nghiên cứu về giống cá chuối hoa để hướng dẫn kỹ thuật, cùng anh chăm sóc cá trong suốt quá trình nuôi. Do đó, tỷ lệ cá trong ao bị hao hụt thấp.
Ước tính hiện nay 4 ao của anh Hạnh còn khoảng 40 vạn cá chuối hoa. Dự kiến gần 3 tháng nữa mô hình sẽ cho thu hoạch, sản lượng ước đạt 100 tấn. Với giá bán cá chuối hoa thương phẩm hiện nay trên thị trường 75-85 nghìn đồng/kg, dự tính mô hình của anh Hạnh cho doanh thu trên 8 tỷ đồng, trừ chi phí còn lãi khoảng 3-4 tỷ đồng. |
Nói về bí quyết chăm sóc cá chuối hoa đạt tỷ lệ sống cao, anh Hạnh chia sẻ: “Nuôi cá giống như nuôi đứa trẻ, cần có sự chăm sóc tỷ mỷ ngay từ lúc nhỏ, tập và hình thành cho chúng thói quen ăn cố định, đặc biệt nên lựa chọn thức ăn có chất lượng cao, tránh ăn cám tạp, cho ăn dần dần không ăn dồn vì lượng thức ăn dư thừa nhiều sẽ dẫn đến môi trường ao nuôi ô nhiễm, cá dễ chết”.
Từ suy nghĩ ấy, anh Hạnh luyện tập cho cá ăn bằng cách, trên ao nuôi 6.000 m2 quây 1 lưới diện tích khoảng 2.000 m2, khi cá vào lưới sẽ thả thức ăn tập trung. Lúc nhỏ một ngày, anh cho cá ăn 4 lần, khi lớn giảm 3 lần/ngày, mỗi lần ăn vào 1 giờ cố định, tiếp những ngày sau cũng giờ đó cá lại vào lưới ăn. Đến nay cá hình thành thói quen chỉ ăn vào 1 giờ cố định. Điều này không chỉ giúp người nuôi thuận lợi trong quá trình chăm sóc, nhớ giờ cho ăn mà còn kích thích sự phát triển đồng đều ở cá.
Nói về đầu ra của sản phẩm, anh Hạnh nhấn mạnh: “Đối với con cá chuối hoa, hiện nay thị trường rất thịnh và thiếu, đặc biệt tại các nhà hàng cao cấp”. Hơn nữa bạn anh Hạnh làm nghề “buôn cá” có mối xuất sang nước ngoài nên anh rất yên tâm về khâu tiêu thụ. Trong tương lai, thị trường anh Hạnh hướng tới là Việt Nam bởi thực tế hiện nay nước ta về con giống và thương phẩm cá chuối hoa chưa có một cơ sở quy mô nào, chủ yếu phải nhập từ Trung Quốc.
Như vậy, với đối tượng nuôi mới cùng phương pháp làm khoa học và có đầu tư bài bản, mô hình nuôi cá chuối hoa của anh Võ Đức Hạnh đã và đang được nhiều người yêu thích nuôi trồng thủy sản đến tham quan, chia sẻ kinh nghiệm; sinh viên các trường Đại học lựa chọn làm đề tài nghiên cứu.
Định hướng một vài năm tới anh Hạnh tiếp tục đầu tư, cao hơn vào nuôi cá chuối hoa giống và thương phẩm, khi thị trường ổn định sản lượng tiêu thụ lớn anh sẽ chuyển đối tượng nuôi khác. Bởi quan điểm của anh là: “Phát triển kinh tế luôn phải đi trước và khác thì mới thắng”. |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới
Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố